của bé
Củ cải có hai loại là củ cải trắng và củ cải đỏ. Mỗi loại đều có công dụng riêng với sức khỏe của mọi người. Riêng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, tác dụng của củ cải trắng có thể nói là "đa năng" từ bổ sung vi chất cần thiết cho cơ thể tới việc làm đẹp da.
Nội dung bài viết
Theo khoa học, khi nhắc đến tác dụng của củ cải trắng thì đây được coi là một trong những loại thực phẩm vô cùng hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Đối với Đông y, củ cải trắng còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh.
Lợi ích của củ cải trắng với mẹ bầu
Tác dụng của của cải trắng có thể nói là ” 3 trong 1″ vì vừa bổ sung vitamin và khoáng chất, vừa chữa bệnh lại còn làm đẹp da.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
A-xít folic, can-xi, vitamin B là những vitamin và khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai. Một củ cải trắng trong món ăn hằng ngày có thể mang lại cho mẹ bầu tất cả dinh dưỡng trên.
Ngoài ra, loại củ cải màu trắng này còn dồi dào vitamin C, đóng vai trò quan trọng như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô tế bào khỏi hư hỏng và giúp cơ thể hấp thu sắt. Kẽm trong củ cải đóng vai trò xây dựng chức năng hệ thần kinh và bộ não của bé yêu. Can-xi và phốt-pho có trong củ cải giúp xương và răng bào thai định hình tốt.
Hạn chế tăng cân nhanh
Với những mẹ bầu thừa cân hoặc sợ tăng cân nhiều trong quá trình mang thai thì hoàn toàn an tâm sử dụng thực phẩm này vì củ cải rất ít calo và chất béo. Không những vậy, lượng chất xơ phong phú có trong củ cải trắng còn giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, cũng như giúp cơ thể thành nhiệt giải độc một cách hiệu quả. Ngoài ra, củ cải còn giàu isothiocyanates và indole, chất phytochemical giúp ngăn ngừa ung thư.

3 lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất tăng lên. Đó là lý do các bác sĩ khuyên ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày đầy đủ dưỡng chất mà mẹ cần bổ sung thêm bằng viên uống vitamin đa chất.
Giúp chống cảm lạnh
Ở miền Nam, thời điểm giao mùa hoặc cuối năm thời tiết se lạnh, miền Bắc lại có mùa Đông lạnh giá, bà bầu dễ bị cảm lạnh hơn. Những lúc này, các món ăn từ như canh củ cải hầm xương, củ cải xào thịt heo… sẽ phát huy tác dụng giữ ấm cơ thể.
Làm đẹp da mặt an toàn
Được biết đến với đặc tính khử độc, nước ép củ cải xử lý rất hiệu quả các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, thay đổi tâm sinh lý khi mang bầu khiến làn da của nhiều mẹ bị nám và tàn nhang. Nhiều mẹ vì ngại da mặt xấu, không đi ra ngoài.

Thời điểm mang bầu và sau sinh, mẹ nên sử dụng nước ép củ cải trắng để làm đẹp
Nước ép củ cải lúc này như một công cụ làm đẹp da hữu hiệu mà không gây hại cho bà bầu. Khi thoa nước ép củ cải trắng trên mặt, sẽ tạo thành một chất làm se da và tẩy trắng, giúp loại bỏ mụn đầu đen, tàn nhang và nám da hiệu quả. Từ đó giúp làn da khỏe khoắn, tươi trẻ hơn và luôn giữ được độ ẩm. Đi kèm đó là ngăn ngừa rụng tóc và thúc đẩy sự phát triển mọc tóc.
Tận dụng hết tác dụng của củ cải trắng bằng cách nấu món ăn ưa thích bằng củ và làm đẹp bằng lá. Nước ép từ lá có tác dụng như từ củ. Theo nghiên cứu thì ngoài vitamin A, hàm lượng vitamin C trong lá nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám và giữ cho da được trắng mềm.
Lưu ý chế độ ăn củ cải trắng
Bất kỳ thực phẩm nào đối với bà bầu cũng chỉ cần ăn đủ chứ không nên ăn quá nhiều vì sẽ “phản tác dụng”. Củ cải trắng cũng vậy. Ăn quá nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu cho bà bầu. Bên cạnh đó, ăn nhiều củ cải cũng có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
Tránh các thực phẩm tươi sống và tránh ăn sống các loại rau củ có thể ăn sống như cà rốt hay củ cải. Mẹ bầu cần tránh tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Cần tránh ăn cả những món dưa muối chua hay gỏi…
Ăn đúng là chỉ nên ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín mỗi tuần như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải…

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn Những gì mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, nên hãy nâng cao cảnh giác nhé. 3 loại thực phẩm sau đây chính là một trong những mối nguy điển hình cho mẹ bầu đấy!
Một số loại thức ăn không thể kết hợp với củ cải
- Ăn củ cải ngay sau khi uống thuốc: Củ cải có chức năng giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.
- Tránh ăn củ cải cùng cà rốt: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao còn trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của của cải trắng.
- Không nên ăn cùng mộc nhĩ: Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.
Tác dụng của củ cải trắng với bà bầu là tuyệt vời. Biết tận dụng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu hưởng trọn vẹn dưỡng chất của loại thực phẩm này.
-
Thực phẩm cho bà bầu: Những thực phẩm giàu dưỡng chấtSữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua.
-
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai là loại nào?Cùng kiểm tra xem bạn đã hiểu biết hết về những loại thức ăn, thức uống cần tránh khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bạn trong hơn 9 tháng thai kỳ không nhé.
-
5 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc mẹ nên biếtTheo tổng kết của Bộ Y Tế, trong 6 tháng đầu năm 2014 có hơn 2500 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 28 người tử vong. Vấn đề an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm của nhiều bà nội trợ....
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!