của bé
Trong giai đoạn chuyển dạ đầu tiên của quá trình sinh con, sau khi kỳ chuyển dạ ban đầu kết thúc, sản phụ sẽ bước vào kỳ thứ 2 với những cơn co thắt mạnh và dồn dập hơn.
Nội dung bài viết
Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh
Trong kỳ thứ hai của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, quá trình sinh nở của bạn đã bắt đầu diễn tiến. Các cơn co thắt chuyển dạ ngày càng đau, dồn dập, lâu hơn và mạnh mẽ hơn. Lúc này bạn sẽ không còn đủ sức để theo dõi những cơn co thắt. Cổ tử cung của bạn đang giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.
Vào cuối giai đoạn này, em bé có thể bắt đầu di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên, bé có thể đã đi xuống trước đó hoặc chưa chịu xuống cho đến khi bạn chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

Ở kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ, các cơn co thắt sẽ đau và dồn dập hơn
Theo quy luật chung, một khi đã có những cơn co thắt đau đớn cứ 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 giây dồn dập trong suốt 1 tiếng, đây là lúc bạn cần gọi điện cho bác sĩ của mình và chuẩn bị nhập viện. Một số trường hợp, người nhà có thể khuyên bạn nhập viện sớm hơn để được chăm sóc tốt hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơn co thắt chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và cuối cùng diễn ra mỗi hai phút rưỡi đến ba phút. Cũng sẽ có một số thai phụ không có những cơn co thắt liên tục mỗi năm phút, ngay cả trong quá trình chuyển giao giai đoạn.
Kỳ co thắt mạnh này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Đối với những phụ nữ sinh con lần đầu, giai đoạn lâm bồn thực sự sẽ kéo dài từ bốn đến tám giờ. Một số khác sẽ lâu hơn hay ngắn hơn một giờ.
Giai đoạn chuyển dạ này có xu hướng diễn ra nhanh chóng hơn nếu bạn đã từng sinh thường hoặc được tiêm hay truyền thuốc dục sinh oxytocin, chuyên môn gọi là Pitocin. Nếu bạn sử dụng phương pháp “đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc thai lớn, giai đoạn này có xu hướng kéo dài hơn.
Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua kỳ co thắt mạnh
Hầu hết phụ nữ lựa chọn thuốc giảm đau chẳng hạn như phương pháp sinh không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng.
Hiện nay, trong sinh nở tự nhiên, người ta thường sử dụng các kỹ thuật thư giãn và kiểm soát cơn đau, chẳng hạn như tập thở và liên tưởng, để giúp bạn thoải mái trong quá trình sinh nở vì có thể bạn chưa có ý định dùng thuốc giảm đau.
Một người đỡ sinh giỏi sẽ phối hợp với bạn rất hiệu quả trong suốt quá trình lâm bồn bằng những chỉ dẫn đúng, tận tình và những lời động viên nhẹ nhàng. Bạn sẽ đánh giá rất cao điều đó.
Lúc này, đi bộ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cũng có thể bạn sẽ muốn dừng lại và đứng tựa vào một cái gì đó (hoặc ai đó) khi từng cơn co thắt đến. Sau mỗi lần bác sĩ khám, bạn có thể đi lại trong phòng, miễn là không có biến chứng gì. Nếu thấy mệt, bạn có thể nằm nghiêng qua bên trái.
Lúc này, bạn có thể nhờ người thân massage một chút. Khi bạn chưa bị vỡ ối, bạn có thể tắm nước ấm trong bồn hoặc vòi hoa sen.
-
Chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh conHẳn bạn cũng như rất nhiều cặp cha mẹ khác đang mong con chào đời ít nhiều cảm thấy lo lắng về hành trình vượt cạn khó nhọc sắp tới. Cùng tham khảo cận cảnh những gì sẽ xảy ra lần lượt trong quá...
-
Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạGần tới ngày sinh, không ít mẹ bầu ở trong tâm trạng nhấp nhổm lo lắng vì không biết khi nào bé sẽ "đòi ra". Cùng Marry Baby tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên của quá trình sinh con nhé.
-
Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinhPhần cuối của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, khi cổ tử cung của sản phụ nở được 8-10cm, được gọi là kỳ chuyển tiếp, đánh dấu giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình sinh nở
-
Quá trình sinh thường như thế nào ở giai đoạn 2?Quá trình sinh thường như thế nào ở giai đoạn 2 – sinh nở? Các cơn co thắt có thể giãn ra một chút và cho bạn cơ hội để nghỉ ngơi, chuẩn bị dồn sức vào phút cuối.
-
Quá trình sinh con: Giai đoạn 3 – Sau khi sinhHẳn có vẻ kỳ lạ khi bạn vẫn còn phải trải qua một giai đoạn nữa sau khi sinh bé. Tuy vậy, bạn cũng không còn phải lo lắng gì nữa. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần làm một chút việc nữa đó là sổ...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Trần Nhật Linh
Chia sẻ hay quá mẹ bầu qua coi đi nhé
Mẹ Pip Pip
Thank MB
Mẹ Soda
cảm ơn mb