Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2020

Nghén ngủ khi mang thai bà bầu phải làm sao

Không giống với các bà bầu ốm nghén thường buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn thì một số bà bầu khác lại nghén ngủ, tức là buồn ngủ 24/24. Nghén ngủ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Phải làm gì khi bạn rơi vào tình cảnh ngáp dài ngáp ngắn bất kể ngày đêm?

Nghén ngủ khi mang thai khiến bà bầu luôn rơi vào tình trạng ngủ gà, ngủ gật. Vì sao lại có hiện tượng này? Làm sao để khắc phục hiện tượng nghén ngủ. Mẹ bầu hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.Nghén ngủ khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu nghén ngủ

Nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu bị nghén ngủ trong suốt thai kỳ. Ốm nghén là là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng bị mắc phải, nhưng biểu hiện ốm nghén ở mỗi mẹ lại khác nhau, có mẹ nôn ói liên tục, có mẹ lại mất ngủ, có mẹ bị chuột rút và buồn đi vệ sinh nhiều. Với những mẹ hay buồn ngủ, cơn buồn ngủ kéo đến bất kỳ lúc nào, bất kể khi đang làm gì và thường khiến mẹ không thể cưỡng lại.

Sở dĩ có hiện tượng nghén ngủ là do khi mang thai hormone progesterone gia tăng. Đây là loại hormone giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người phụ nữ, đồng thời cũng gây ra cảm giác buồn ngủ. Sự gia tăng progesterone khiến các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và ngủ là cách nghỉ ngơi, giúp hồi phục sức khỏe tuyệt vời nhất mà cơ thể mong muốn. Hormone này hoạt động rất mạnh mẽ trong những tháng đầu thai kỳ càng khiến các mẹ bầu buồn ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Càng lạ hơn, đó là lượng hormone này gia tăng lại làm cho chất lượng giấc ngủ của giấc ngủ đêm giảm xuống. Mẹ bầu sẽ không ngủ sâu giấc như trước khi mang thai. Đồng thời, việc thường xuyên cảm thấy buồn tiểu cũng khiến mẹ không ít lần phải thức giấc để chạy vào nhà vệ sinh. Hệ quả là, ban ngày các mẹ sẽ càng buồn ngủ và cảm thấy không còn sức lực để làm việc.

Nghén ngủ có thật sự tốt?

Chắc hẳn ai cũng biết được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe, đặc biệt là những người đang mang thai. Phần lớn hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy giấc ngủ của mình thường bị gián đoạn và ngủ không sâu giấc. Điều này làm mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Trong khi đó, một số mẹ bầu lại thấy rất vui mừng vì mình vẫn ngủ ngon giấc và luôn có cảm giác buồn ngủ, có thể ngủ bất cứ lúc nào. Đó là do bị nghén ngủ.

Vậy, ngủ nhiều có thật sự tốt? Thực tế, việc ngủ quá nhiều trong ngày có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

  • Ngủ nhiều khiến cho cơ thể mẹ phải nằm yên một chỗ, việc thiếu vận động dễ dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương dễ gãy. Cơ thể mẹ sẽ không còn linh hoạt, tinh thần giảm sút, kém minh mẫn.
  • Nằm nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên đến phổi gây thuyên tắc phổi với các triệu chứng: Thở dốc, khó thở, đau khi thở, ngất xỉu, mất ý thức, tim đập nhanh, môi và các đầu ngón tay bị tím do thiếu oxy.
  • Lười vận động còn là nguyên nhân làm gia tăng mức đường huyết gây tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, quá trình vượt cạn của mẹ sẽ kéo dài hơn và khó khăn hơn do không đủ sức khỏe cũng như sức chịu đựng những cơn đau khi sinh thường.

Tương tự như lời khuyên phụ nữ mang thai cần ăn cho hai người, giấc ngủ cũng phải ngủ cho hai người. Điều này là đúng nhưng không vì thế mà mẹ bầu có thể thoải mái ngủ một cách tự do cho dù đang trong giai đoạn nghén ngủ.Nghén ngủ

Bà bầu ngủ như thế nào là đúng?

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều, vì vậy nếu có thói quen ngủ ít, ngủ trễ thì ngay khi có thai mẹ cần phải thay đổi lại lịch sinh hoạt của mình. Cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tạo thói quen đi ngủ sớm. Vào ban ngày, bầu nên dành ra khoảng từ 30 phút cho giấc ngủ trưa.

Để có được giấc ngủ ngon và sâu mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn luôn được thoải mái, vui vẻ, không nên tự tạo ra áp lực cho chính bản thân mình. Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, yoga cho bà bầu.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, bầu cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Những mẹ nghén ngủ khi mang thai sẽ có một lợi thế rất lớn về chất lượng giấc ngủ so với mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên, mẹ nên xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khắc phục tình trạng nghén ngủ như thế nào?

Nghén ngủ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và rồi từ từ sẽ giảm dần sau đó. Việc nghén ngủ thực tế là cách cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, giúp bà bầu tạo nhiều năng lượng, thích ứng với sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều khiến việc sinh hoạt, làm việc cũng ảnh hưởng vì bầu không thể tập trung do quá buồn ngủ. Điều này khiến nhiều bà bầu than vãn, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này.

Để khắc phục, các mẹ bầu cần sắp xếp chế độ ăn ngủ, làm việc và nghỉ ngơi thật khoa học, hợp lý để việc ngủ không làm ảnh hưởng đến công việc như buổi tối nên đi ngủ sớm, tranh thủ ngủ trưa và có thể nghỉ thêm vào giờ rảnh rỗi trong ngày. Ngoài ra, nên hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc phải dậy đi vệ sinh quá nhiều, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.

Để tỉnh táo hơn, các mẹ bầu nên uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối. Đồng thời, các mẹ đừng quên thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.

Nếu quá buồn ngủ khi đang làm việc, bầu cũng có thể đứng dậy, thực hiện vài động tác đơn giản để lấy lại tinh thần làm việc.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như tăng sức khỏe, giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Một giải pháp không thể thiếu đối với tình trạng nghén ngủ, đó là tìm người giúp đỡ. Hãy chia sẻ bớt những công việc, nhiệm vụ mà bạn cảm thấy có thể chia sẻ để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên chuyển giao bớt một số việc nhà cho anh xã hay người giúp việc để có thể đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.Khó thở khi mang thai

Chăm chút cho giấc ngủ của mẹ bầu

Mẹ bầu cần cả giấc ngủ đêm lẫn ngủ ngày thật chất lượng. Muốn như thế, mẹ nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Mỗi ngày, mẹ cần ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi vào ban ngày từ 30-60 phút.
  • Không nên “nướng” quá nhiều trong giấc ngủ trưa vì bạn sẽ ngủ ít đi vào ban đêm
  • Không ngủ trưa quá trễ, vì như vậy bạn sẽ thức khuya vào buổi tối và cảm thấy mệt mỏi, đồng thời thói quen thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé sau khi chào đời.
  • Tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, tránh tập quá sát thời gian ngủ vì điều này có thể khiến bầu ngủ không ngon.

Chứng nghén ngủ thường diễn ra trong thai kỳ. Muốn thoát khỏi tình trạng này mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, ngủ sớm, đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái nhé.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x