Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2021

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, chị em cần làm ngay điều gì?

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, chị em cần làm ngay điều gì?
Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai có sao không? Nhiều bà bầu bị say xe thường lo lắng về điều này. MarryBaby sẽ giúp chị em tìm câu trả lời để an tâm mỗi khi đi tàu xe lúc mang bầu nhé.

Thuốc say xe là một trong những biện pháp giúp trị chứng say tàu xe một cách hữu hiệu. Người bình thường có thể yên tâm dùng thuốc này để thoát khỏi cảm giác khó chịu do say xe mang lại. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì sao? Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, bà bầu phải làm gì? MarryBaby sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nhé.

Say tàu xe là gì?

Lỡ uóng thuốc say xe khi mang thai

Say tàu xe xảy ra khi cảm nhận về sự chuyển động ở các giác quan không tương đồng với nhau, gây ra sự rối loạn não bộ. Một trong những ví dụ giúp bạn dễ hình dung là: khi bạn đang ngồi trong xe đang chạy, tai ghi nhận cơ thể đang chuyển động nhờ vào tín hiệu của gió, nhưng mắt lại cảm thấy bạn chỉ đang ngồi yên. Lúc này các tín hiệu truyền về não sẽ có sự xung đột nên não không kịp xử lý, khiến cho cơ thể chóng mặt, buồn nôn.

Say xe thường gặp nhất ở trẻ em và phụ nữ. Các triệu chứng của say tàu xe gồm:

  • Người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn
  • Nhiệt độ cơ thể giảm, da tái nhợt
  • Nước bọt tiết ra nhiều, vã mồ hôi.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ say xe

♦ Nguyên nhân chủ quan

  • Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ sẽ ưu tiên nuôi dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, lượng máu lưu thông tới não và tiền đình giảm, dễ gây ra tình trạng say xe.
  • Mẹ bầu ăn uống không đủ chất hoặc do nghén trong những tháng đầu nên cơ thể dễ mệt mỏi, suy nhược.
  • Mẹ bầu ăn quá no hoặc ăn những món khó tiêu hóa trước khi lên xe cũng là một trong những nguyên nhân gây nên say xe.
  • Kích thước của thai nhi gây áp lực lên dạ dày, khiến mẹ bầu dễ buồn nôn, từ đó gây nên cảm giác say xe.

Nguyên nhân khách quan

  • Trong xe thiếu không khí, cảm giác ngột ngạt, không thông thoáng.
  • Xe có mùi thơm nồng hoặc các mùi khó chịu.
  • Bà bầu đọc sách, sử dụng điện thoại khi ngồi trên xe

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, mẹ bầu phải làm sao?

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai
Bầu nên làm gì khi lỡ uống thuốc say xe khi mang thai?

Như vậy, cảm giác say xe là cực kỳ khó chịu, nhất là ở phụ nữ mang thai, những người đang trong giai đoạn nhạy cảm. Nhiều chị em khi ở tháng đầu thai kỳ, do chưa biết được mình mang thai nên lỡ uống thuốc say xe và sau đó rất lo lắng về điều này.

Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đều được các bác sĩ khuyến cáo là nên hạn chế. Bà bầu uống thuốc không chỉ có tác dụng với bản thân mà còn ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy những tác hại của thuốc say tàu xe đối với bà bầu. Theo các bác sĩ, thuốc say tàu xe vẫn có thể dùng cho bà bầu, tuy nhiên cần cân nhắc lợi ích và phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Vì vậy, nếu chị em nào lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thì cũng đừng quá lo lắng, tốt nhất bạn nên thông báo về loại thuốc, liều dùng đã uống khi đi khám thai để bác sĩ kịp thời cân nhắc. Đồng thời mẹ bầu nên duy trì khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm để kịp thời phát hiện bất thường ở thai nhi nhằm đảm bảo an toàn nhé.

Bà bầu uống thuốc say xe cần lưu ý gì?

  • Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc say xe có hoạt chất scopolamine. Chất này có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự an toàn của bà bầu khi di chuyển.
  • Mẹ bầu nên dùng các thuốc say xe có thành phần thảo dược hoặc thuốc chứa các chất như diphenhydramin, chlorpheniramin, domperidone, metoclopramide.
  • Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Mách bạn các biện pháp phòng tránh say xe không cần dùng thuốc

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai

Mẹ bầu có thể áp dụng các cách dưới đây để hạn chế tình trạng say xe mà không cần dùng đến thuốc.

  • Khi xe chạy, bạn nên tránh nhìn vào một chỗ cố định hoặc nhìn các đồ vật trong xe. Việc phóng tầm mắt ra xa, nhìn phong cảnh bên ngoài sẽ giúp bà bầu tránh được cảm giác say tàu xe.
  • Chị em nên chọn chỗ ngồi phù hợp, để cơ thể được ở trạng thái thoải mái, tốt nhất là điều chỉnh ghế ngồi ngả ra sau càng nhiều càng tốt.
  • Các vị trí ngồi hạn chế say tàu xe gồm ghế phía trước hoặc hàng ghế trên của xe ô tô, boong dưới hoặc cabin của thuyền, tàu, hàng ghế gần cánh máy bay khi đi máy bay.
  • Bà bầu không nên ăn quá no hoặc ăn các món chiên xào trước khi đi xe.
  • Không gian trong xe nên thoáng mát, không bị nặng mùi, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nhâm nhi một lát gừng hoặc ngửi vỏ cam, quýt, dầu gió cũng là một trong những mẹo giúp hạn chế say xe.

Nhìn chung, phụ nữ khi mang thai muốn dùng bất cứ thuốc gì đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Thuốc say xe tuy chưa có bằng chứng gây hại đến thai nhi nhưng bạn cũng nên hạn chế dùng, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Khi lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, chị em nên báo cho bác sĩ biết khi đi khám thai định kỳ, đồng thời vẫn duy trì kiểm tra thai thường xuyên để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.babycenter.com/pregnancy/your-life/is-it-safe-to-take-medication-to-combat-motion-sickness-duri_1245150 https://www.parents.com/pregnancy/my-body/morning-sickness/nausea-medicine-morning-sickness-during-pregnancy/ https://parenting.firstcry.com/articles/motion-sickness-during-pregnancy-causes-and-remedies/  
x