Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

5 mẹo thoát khỏi chứng khó thở khi mang thai

5 mẹo thoát khỏi chứng khó thở khi mang thai
Nhiều mẹ gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này không gây trở ngại gì cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tìm hiểu những dấu hiệu "báo động" để kịp thời nắm bắt những dấu hiệu khó thở một cách bất thường.

Khó thở khi mang thai là điều khó tránh khỏi của hầu hết các mẹ bầu, do cơ thể của người mẹ thay đổi để thích ứng tự nhiên với bào thai đang lớn dần trong bụng mẹ. Dù có gây cảm giác khó chịu, việc thở ngắn, hụt hơi hay có chút khó thở thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của bé. Khi hiểu rõ hơn các nguyên nhân và cách “đọc vị” tình trạng khó thở sẽ giúp mẹ hiểu đâu là biểu hiện bình thường, đâu là lúc cần phải được sự tư vấn của bác sĩ.

Hormone là thủ phạm gây khó thở

Những tháng đầu của thai kì, lồng ngực của bạn phải tìm không gian để thích ứng với sự có mặt của thai nhi và càng ngày càng chèn ép nhiều hơn. Lúc này, lồng ngực của người mẹ sẽ di chuyển cao hơn để cung cấp một dung tích lớn hơn cho phổi hoạt động.

Việc cơ thể phải làm việc tích cực hơn để thích nghi với sự thay đổi nồng độ ôxy và CO2 trong cơ thể khiến cơ thể mẹ bầu có cảm giác khó thở hơn vì phải thở sâu hơn.

Hiện tượng khó thở này càng trở nên trầm trọng khi mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối thai kì, lúc này kích thước của em bé lớn lên và đẩy lên cao, chèn ép cơ hoành của mẹ, cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, chúng hoạt động kết hợp với phổi đưa không khí vào phổi. Khi tử cung bị chèn ép hạn chế khả năng mở rộng của cơ hoành gây nên tình trạng khó thở.

Khó thở khi mang thai
Nằm thư giãn và chú ý thở sâu là một trong những cách tốt nhất để giảm khó thở khi mang thai

Top mẹo hay cho bà bầu bị khó thở

Tình trạng khó thở có thể “đeo đuổi” mẹ suốt cả thai kỳ. Làm thế nào để “sống chung với lũ”? Những mẹo dưới đây rất có ích cho mẹ đấy!

Thở bằng bụng thay vì ngực

Độ sâu của hơi thở rất quan trọng trong việc khiến mẹ cảm thấy thoải mái hay không. Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu có thể thử cách hít thở dưới đây:

  • Nằm ngửa, thư giãn, tay đặt trên bụng
  • Bắt đầu hít vào bằng mũi, phình bụng sao cho tay bạn có thể cảm nhận được chuyển động này.
  • Hít vào cho đến khi cảm thấy phổi và bụng đã đầy không khí.
  • Giữ lại vài giây.
  • Nhẹ nhàng thở ra bằng miệng cho đến khi cảm thấy bụng và phổi đã trống.
  • Lặp lại việc này trong 5 đến 10 phút.

Thở bằng miệng

Một cách thở hữu ích khác dành cho các bà bầu đang gặp vấn đề trong chuyện hít thở là thở bằng miệng. Cách thở này giúp mẹ lấy được nhiều ôxy, đồng thời thư giãn và thoải mái, giảm được rất nhiều cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Đây là cách thở mà mẹ có thể áp dụng khi đang đi làm. Các bước thở bằng miệng như sau:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn các cơ ở cổ và vai.
  • Ép hai môi lại với nhau và chỉ chừa một khoảng nhỏ chính giữa.
  • Hít vào bằng mũi
  • Thở ra bằng miệng, trong lúc này, đếm từ 1 đến 4.
  • Tiếp tục lặp lại từ 4 đến 10 phút.

Tránh căng thẳng

Khi mang thai không nên làm việc hấp tấp, vội vàng và tránh những công việc gây căng thẳng, áp lực cho cơ thể. Đặc biệt, các mẹ đang có các vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang hay bị hen suyễn sẽ cần chú ý hơn đến các biểu hiện bất thường khi hít thở.

Tránh gắng sức mang vác đồ đạc. Nên kê cao gối khi ngủ vào ban đêm và kê cao chân khi ngủ để máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nằm, ngồi đúng tư thế

Mẹ bầu cần lưu ý tư thế ngồi, tư thế ngồi tốt nhất cho mẹ bầu là nên ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi, giúp phổi mở rộng và giảm áp lực cho cơ hoành. Ở những tháng cuối thai kì, mẹ bầu nên có một chiếc ghế dựa để ngồi nghỉ ngơi, vì lúc này nằm nhiều sẽ làm cho mẹ bầu trở nên khó thở vì em bé chèn ép cơ hoành của mẹ nhiều hơn.

Chọn trang phục thoải mái

Mẹ nên chọn trang phục bầu rộng rãi, không bị bó buộc phần ngực để việc thở được thoải mái, dễ dàng hơn.

Những tín hiệu đáng báo động

Khó thở khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khó thở kèm theo những triệu chứng sau đây thì nên đi khám ngay:

  • Mẹ bầu có cảm giác đau ngực khi gắng sức làm việc gì đó.
  • Có cảm giác khó thở ngay vào ban đêm hay khi bạn đang nằm nghỉ ngơi.
  • Cảm giác hơi thở nặng và cơ thể yếu đi sau trận trống ngực đập liên hồi.
  • Nhịp tim đập không đều, trống ngực đập mạnh và có cảm giác nhịp tim tăng đột ngột.

Ngoài ra, việc khó thở và mệt mỏi quá mức trong thai kì cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt trong cơ thể của mẹ bầu thấp, báo hiệu cho tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc cơ thể thiếu máu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu làm việc nhiều hơn để có thể cung cấp đủ ôxy cho cả hai mẹ con.

Triệu chứng của thiếu máu hay chóng mặt, cơ thệ mệt mỏi, da xanh xao, móng tay giòn. Nếu mẹ bầu thấy những triệu chứng này thì cần nói cho bác sĩ biết để có hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cũng như viên sắt hợp lý để phòng ngừa tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kì.

Tình trạng khó thở khi mang thai thường làm mẹ bầu có cảm giác mệt nhọc, nặng nề. Việc chú ý hơn đến cách hít thở, áp dụng các mẹo giảm sổ mũi, nghẹt mũi là cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ để giảm khó chịu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x