Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2022

Giải mã nguy cơ dị tật thai nhi do ăn gan

Giải mã nguy cơ dị tật thai nhi do ăn gan
Chứa nhiều vitamin A, protein và nhiều loại chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng gan lại bị nhiều mẹ bầu "kì thị", thậm chí cấm tuyệt đối trong suốt 9 tháng mang thai. Liệu sự "cấm cửa" này có thật sự cần thiết? Bà bầu có nên ăn gan lợn?

Bà bầu ăn gan thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đây có phải điều mẹ được “rỉ tai” khi mới bắt đầu mang thai? Liệu điều này có đúng? Bà bầu có nên ăn gan lợn? Bầu 3 tháng đầu có được ăn gan lợn không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Nguy cơ dị tật thai nhi
Liệu món ăn hấp dẫn này có thực sự gây hại cho mẹ và bé?

1. Bà bầu có nên ăn gan lợn? Giá trị dinh dưỡng của gan

  • Ngăn ngừa dị tật do thiếu vitamin B12

Trung bình 84g gan sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 60-72mcg vitamin B12, đáp ứng đủ, thậm chí vượt mức nhu cầu tiêu chuẩn 2,6mcg/ngày theo khuyến cáo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, B12 là nhân tố cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào máu, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Quan trọng hơn, bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian đầu mới mang thai sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.

  • Bà bầu có nên ăn gan lợn? Giảm nguy cơ thiếu máu

Vừa bổ sung sắt, gan còn bổ sung đồng, thành phần chức năng của một loạt các enzyme trong cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa sắt, tổng hợp collagen… Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bầu cần bổ sung 0,9 milligram đồng trong thực đơn mỗi ngày của mình.

  • Bà bầu có nên ăn gan lợn? Bổ sung protein

Để đáp ứng đủ nhu cầu protein nuôi dưỡng cơ thể mẹ và hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi, mỗi ngày mẹ cần khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể của mình. Trung bình, cứ mỗi khẩu phần gan, bầu sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 21-26g protein, đáp ứng 2/3 nhu cầu protein cần thiết mỗi ngày.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

2. Bà bầu có nên ăn gan lợn không? Bổ quá cũng không tốt

Tuy gan chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều gan vì những lý do sau đây:

  • Chứa nhiều độc tố: Gan là bộ phận tập trung nhiều độc tố và ký sinh trùng, có thể gây hại cho người dùng nếu không được chế biến đúng cách.
  • Dư thừa lượng dinh dưỡng: Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn gan quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Bởi hàm lượng dinh dưỡng trong gan khá cao, vượt quá mức dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Thậm chí, chỉ với 85g gan bò đã cung cấp lượng vitamin A gấp 12 lần nhu cầu vitamin A cần thiết mỗi ngày. Không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu, theo các chuyên gia, thừa vitamin A còn có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh.
  • Nguy cơ dư thừa cholesterol: Ăn quá nhiều gan lợn sẽ bị dư thừa cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu mẹ mắc bệnh tim mạch.
Vậy thực hư chuyện “bà bầu có nên ăn gan lợn không” đã rõ. Lời đồn này không sai vì ăn quá nhiều gan lợn sẽ khiến mẹ bị dư thừa vitamin A. Hơn nữa, vitamin A có trong gan là vitamin A ở dạng retinol, dẫn đến nguy cơ thai nhi bị dị tật và gây ung thư cho mẹ. Nhưng nếu quá thèm gan, mẹ nên làm sao? Hãy theo dõi phần tiếp theo mẹ nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

3. Ăn gan đúng cách khi mang thai

Sau khi đã biết bà bầu có nên ăn gan lợn không, mẹ hẳn sẽ tò mò cách ăn gan an toàn. Hiện chưa có số liệu nào nói về việc ăn bao nhiêu gan là an toàn trong thời kỳ mang thai. Nhưng với các tác hại nêu trên, tốt nhất, mẹ nên tránh ăn gan.

Tuy nhiên, ăn gan vẫn bổ sung dưỡng chất ở một mức độ nhất định cho mẹ và bé, nên mẹ không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn gan ra khỏi thực đơn mỗi ngày của mình.

Các chuyên gia cho rằng, tiêu thụ khoảng 2.500 đơn vị quốc tế vitamin A mỗi ngày có thể an toàn trong khi mang thai. Phụ nữ bổ sung nhiều hơn hàm lượng này có thể có biến chứng thai kỳ, trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Như vậy, mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn từ 1-2 lần, và mỗi lần chỉ nên trong khoảng 50g. Đặc biệt, mẹ bầu bị bệnh cao huyết áp, mỡ trong máu… tuyệt đối không được ăn gan.

Ngoài băn khoăn bà bầu có nên ăn gan lợn, mẹ cũng băn khoăn bầu 3 tháng đầu có được ăn gan lợn không? Câu trả lời là không nên vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, dễ sảy thai nên ăn gan vào giai đoạn này, rủi ro gây hại sẽ cao hơn. Mẹ nên ăn gan sau 3 tháng đầu để giảm thiểu rủi ro nhé.

Hơn nữa, khi chế biến món gan, mẹ bầu nên rửa sạch và nấu chín hẳn để loại bỏ các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.

>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn gan lợn. Hãy ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Foods to Avoid When Pregnant

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/foods-to-avoid-during-pregnancy/

Truy cập ngày 4/11/2022

2. Vitamin A and Pregnancy: A Narrative Review.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6470929/

Truy cập ngày 2/11/2022

3. Vitamins, Supplements and Nutrition in Pregnancy.

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vitamins-supplements-and-nutrition/

Truy cập ngày 2/11/2022

4. Level of selected nutrients in meat, liver, tallow and bone marrow from semi-domesticated reindeer (Rangifer t. tarandus L.)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3417664/

Truy cập ngày 2/11/2022

5. Micro- and macroelement contents in the liver of farm and wild animals and the health risks involved in liver consumption

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6373291/

Truy cập ngày 2/11/2022

x