của bé
Do sự thay đổi cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị "làm phiền" bởi chứng ợ nóng. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ phải làm gì?

Ợ nóng gây rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu
1/ Bà bầu bị ợ nóng, vì đâu nên nỗi?
Ợ nóng hay còn được gọi là chứng trào ngược a-xít xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
Ợ nóng khi mang thai xuất hiện chủ yếu do sự gia tăng đột ngột của hoóc-môn progesterone, có tác dụng làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ cho sự phát triển ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ. Trong quá trình kéo giãn của mình, progesterone cũng “nhiệt tình” làm giãn van dạ dày, khiến một lượng nhỏ a-xít tràn ra gây cảm giác nóng ran. Bên cạnh đó, progesterone cũng làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự phát triển tăng dần theo thời gian của bé cưng cũng góp 1 phần nhỏ chèn ép dạ dày, đẩy các dịch vị trào ngược lên.
2/ Ngăn ngừa ợ nóng khi mang thai
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày là cách đơn giản nhất giúp bầu hạn chế triệu chứng khó chịu này. Đừng bỏ lỡ 5 mẹo “trị” ợ nóng sau đây, bầu nhé!
– Ăn ít nhưng thường xuyên: Cùng với sự phát triển của thai nhi, dạ dày của mẹ bầu cũng bị thu hẹp lại một phần đáng kể. Và việc “nạp” cùng lúc quá nhiều thực phẩm chỉ khiến cho chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, nên chia thành 6 bữa nhỏ.
– Giới hạn thực phẩm: Loại bỏ những loại thực phẩm có thể khiến chứng trào ngược của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn các loại trái cây chứa nhiều a-xít như cam, chanh, quýt, cà chua… hoặc những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein…

Nếu bị ợ nóng, bầu nên hạn chế những thực phẩm sau trong thực đơn của mình nhé!
– Tăng cường thực phẩm dạng lỏng: So với thực phẩm dạng rắn, thực phẩm dạng lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, tình trạng ợ nóng cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… là những thực phẩm dạng lỏng nhưng có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu.
– Ngủ “thông minh”: Để tránh ợ nóng, bầu không nên ăn bất cứ thứ gì ít nhất trong 3 giờ trước khi đi ngủ. Nâng cao đầu và nằm nghiêng bên trái sẽ hạn chế lượng a-xít từ dạ dày trào ngược lên.
– Nhờ trợ giúp của thuốc: Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bầu có thể đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và chống trào ngược có thể giúp bạn trong lúc này. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Bà bầu không nên ăn những gì trong mùa nóng? Ăn uống sai cách vào mùa hè có thể làm mẹ bầu càng thêm nóng trong, rối loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và cả sự phát triển của thai nhi. Mùa nóng, bà bầu không nên ăn gì? Tham khảo ngay danh sách 5 loại thực phẩm cần tránh sau mẹ nhé!
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
-
Thực phẩm trị ợ nóng cho bà bầuĐể giảm bớt sự khó chịu của chứng trào ngược hay ợ nóng, cách đơn giản nhất chỉ có thể là thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Một khi mẹ bầu đã xác định được đâu là thực phẩm nên hay không nên ăn,...
-
3 tháng cuối thai kỳ vẫn khó chịu nhất!Bầu đã bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng cuối? Xin chúc mừng, bạn đã sắp “cán đích” chuẩn bị đón con yêu chào đời. Tuy nhiên, thời gian từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là cả...
-
Chế độ ăn uống cho bà bầu: Món nào tốt cho hệ tiêu hóa?Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Hoàng Thị Tỵ
Khoảng hai tháng ngày nào e cug bị nóng ran ở duoi ngực và bụng trương cứng ra mặc dù chả ăn dc gì. Qua ba tháng thấy đỡ đỡ, giờ sag 4 tháng thi thoảng lại bị. Sợ nhất kái này vì đầy bụng là chả ăn dc gi ma lúc nào cũng buồn nôn
Phạm Ngọc Ánh
Bầu hạn chế tối đa nước uống có ga nhé, vừa không tốt cho thai nhi, vừa hạn chế ợ chua nè
Phạm Ngọc Ánh
Mình thì chưa " ngủ thông minh" nè, vì mình hay ăn trước giờ đi ngủ 1 giờ, tại nôn hoài nên cố ăn
Minh Ngọc
Hay thế mn. Mình ói ra là mệt lả ng, k nuốt trôi bất cứ thứ j
Phong Lan
Mình bị ợ nóng liên cục. Cổ cảm giá vướng víu rất khó chịu. Nóng ran. Và giờ ít ợ hơn thic lại nôn. Nôn xong là đau rát hết cả cổ. Giờ cứ ăn xong là buồn nôn. Sang tháng thứ 4 rồi mà 3 tháng trước ko bị. Giờ lại bị khó chịu quá
Phạm Ngọc Ánh
Mẹ áp dụng kinh nghiệm Mb nêu ở trên thử xem nhé
Loan Thanh
Những hướng dẫn trong bài rất hay và mình thấy rất chính xác các mẹ tham khảo và áp dụng thử nhé