của bé
Trong một số trường hợp, đau đầu trong thai kỳ là một dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung và tiền sản giật, 2 biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Các nguyên nhân khác dẫn đến đau đầu là gì, và cách khắc phục như thế nào?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân đau đầu khi mang thai
Hormone nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu. Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu.
Các loại đau đầu
1. Đau nửa đầu khi mang thai
Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba hầu hết bà bầu đều nhạn thấy sự thay đổi estrogen thông qua triệu chứng của cơ thể. Đau nửa đầu là ví dụ điển hình. Sự thay đổi nội tiết tố có thể lèo lái cơn đau đầu theo hai chiều hướng, mạnh hơn hoặc yếu đi. Nhưng dù thế nào cơn đau nửa đầu cũng sẽ xuất hiện trở lại sau khi sinh.
Nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Durham (bang North Carolina) đã tiến hành khảo sát trường hợp của 34.000 phụ nữ bị chứng đau nửa đầu khi mang thai. Họ ghi nhận rằng các phụ nữ này có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 19 lần và lên cơn đau tim gấp 5 lần so với các phụ nữ không bị chứng đau nửa đầu.
Chính vì vậy trong trường hợp những cơn đau đầu tấn công ngày càng dữ dội mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2. Bà bầu bị đau đầu buồn nôn
Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mờ mắt, chảy máu thậm chí bị ngất lịm là những triệu chứng nguy hiểm khi mang thai, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai kỳ.
Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ cần được biết dấu hiệu này càng sớm càng tốt.
Có một số ít trường hợp bà bầu có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như buồn nôn liên tục ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.
Do sự tăng của hoóc-môn progesterone kết hợp với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng đau đầu khi mang thai. Bên cạnh đó, những áp lực căng thẳng cả về thể chất và tinh thần trong thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị nhức đầu hơn.
Trong một vài trường hợp bà bầu bị đau đầu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn, trong một nghiên cứu được công bô trên tạp chí Thần kinh học, đau đầu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu nhận biết tiền sản giật, mối nguy hàng đầu cho sức khỏe mẹ và bé.

Không chỉ khiến bầu khó chịu, đau đầu còn là dấu hiệu nhận diện một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm
Nguy cơ khi bà bầu bị đau đầu
Tác động của chứng đau đầu lên mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi:
Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.
Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.
Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.
“Báo động đỏ” về tiền sản giật: Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Montefiore và Albert Einstein College of Medicine ở Bronx, Mỹ cho thấy, có hơn 30% phụ nữ mang thai bị đau đầu và phải nhập viện có liên quan đến tiền sản giật. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử bị huyết áp cao bị nhức đầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn 17 lần so với những người không bị cao huyết áp. Cùng với nghiên cứu của mình, các chuyên gia khuyến cáo những bác sĩ sản khoa, và trên hết là những bà bầu không nên xem nhẹ chứng đau đầu của mình, nhất là với những người có tiền sử cao huyết áp.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung: Các dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung có thể xuất hiện rất sớm trong thai kỳ và thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của từng phụ nữ khác nhau. Ngoài ra, phần lớn các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng khi mang thai và nhanh chóng bị các mẹ bầu “ngó lơ”. Nếu có tình trạng đau đầu dữ dội cộng thêm sự xuất hiện của một trong những triệu chứng sau, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Xuất huyết âm đạo
- Đau vai
- Đau bụng dưới
- Chuột rút
- Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao
Bà bầu bị đau đầu nên làm gì?
- Tắm nước ấm: Nước ấm có thể giúp bầu giảm bớt những khó chịu do chứng đau đầu gây ra. Nếu muốn, mẹ bầu có thể thêm một chút tinh dầu vào bồn tắm, và ngâm mình khoảng 10-15 phút.
- Ăn uống đủ chất, đủ bữa: Thay vì ăn 3 bữa chính, bầu nên tập thói quen ăn từ 5-6 bữa nhỏ để lúc nào dạ dày cũng được làm đầy, không bị trống không. Cách này giúp hạn chế tình trạng giảm lượng đường trong máu, nguyên nhân gây chứng nhức đầu khi mang thai.
- Chườm lạnh bằng khăn: Cách đơn giản để chữa đau đầu cho bà bầu, nhất là với những người thường bị đau nửa đầu.
- Các bài tập thể dục: Vừa tốt cho sức khỏe và có lợi cho tinh thần của mẹ bầu. Đặc biệt, tập thể dục trong thai kỳ còn giúp gia tăng lưu lượng máu, giúp thư giãn và giảm stress hiệu quả.
Chăm sóc mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai
1. Tắm vòi hoa sen
Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp giảm ngay sự khó chịu do đau đầu khi mang thai gây ra. Thư giãn trong bồn tắm với nước ấm thêm chút tinh dầu, bà bầu cũng sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
2. Không nhịn ăn, nhịn uống
Để tránh tình trạng lượng đường trong máu giảm gây ra hiện tượng đau đầu, bà bầu nên đảm bảo lúc nào cũng nạp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn 3 bữa chính, chia nhỏ bữa ăn để lúc nào dạ dày cũng đủ đầy, không bị trống rỗng. Chuẩn bị kèm theo bánh quy, hoa quả sấy khô, sữa để bổ sung lúc cảm thấy mệt mỏi. Đừng quên uống nhiều nước, thiếu nước có thể làm cơ thể càng thêm kiệt sức.
3. Chườm lạnh
Dùng khăn lạnh đắp lên trán cũng là cách giúp giảm đau đầu hiệu quả, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.
4. Tập thể dục thường xuyên
Duy trì thói quen luyện tập đều đặn, nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, lại vừa tốt cho tinh thần của mẹ bầu. Dành thời gian để thiền, tập yoga hay liệu pháp thôi miên để thư giãn và giảm stress, đau đầu.
5. Thư giãn, nghỉ ngơi
Dù bận rộn đến đâu, ngủ đủ, nghỉ đủ là điều kiện cần để bà bầu giảm bớt chứng đau đầu khi mang thai. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, buổi trưa nên tranh thủ chợp mắt khoảng 15-30 phút. Bạn cũng có thể đi tận hưởng dịch vụ massage hoặc nhờ anh xã xoa bóp để giảm bớt sự nhức mỏi ở cổ, vai và lưng.
6. Thực phẩm giúp giảm đau đầu
Sữa tươi ít béo
Chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và kali, sữa tươi ít béo bổ sung độ ẩm cần thiết cho cơ thể, còn giúp bù đắp và cân bằng chế độ dinh dưỡng quá nhiều sodium hay muối. Uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Các loại cá béo như cá hồi sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời cho bà bầu bị đau đầu
Cá béo
Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần chứa nguồn dồi dào vitamin B và a-xít folic. Vì vậy, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Loại cá béo này cũng giúp giảm sưng, viêm, tăng gấp đôi khả năng ngăn ngừa chứng đau đầu.
Đậu trắng
Đậu trắng, giàu magiê, là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi. Gợi ý thực phẩm giàu magiê: Chuối, hạnh nhân, bơi, rau bina và quả mơ.
Quả anh đào
Không thể phủ nhận lợi ích của trái cây đối với bà bầu, trong đó anh đào là loại trái cây thích hợp giúp giảm đau đầu hiệu quả. Chứa hợp chất chuyển đổi thành oxit nitric trong máu, đó là lý do anh đào có thể ngăn ngừa đau đầu. Thực phẩm tương tự: Củ cải đường.
Dưa lưới
Chứa nhiều nước và potassium, dưa lưới giúp chống lại cơn đau đầu hiệu quả. Mỗi quả dưa lưới chứa 66mg magiê, khoảng 16% nhu cầu cần thiết hằng ngày.
Khoai tây
Khoai tây là loại củ chứa rất nhiều potassium, có thể chữa đau đầu do thiếu nước. Mỗi củ khoai tây chứa 25% nhu cầu hằng ngày của bạn.
Bà bầu đau đầu uống thuốc gì?
Với phụ nữ mang thai, trước khi động tới bất kỳ loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh hoặc sản khoa. Đau đầu khi mang thai cũng vậy. Vẫn biết rằng thuốc giảm đau hay được sử dụng là paracetamol để điều trị cả nhức đầu và buồn nôn.
Paracetamol được cho là thành phần không gây hại tới thai nhi nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đau đầu, không phải thuốc nào đều chỉ chứa mỗi paracetamol mà có thể kèm theo nhiều thành phần khác. Mẹ cần cẩn trọng.
Đau đầu khi mang thai cũng như bất kỳ biểu hiện thường xuyên khác thuờng nào khác cần được thông báo cho bác sĩ. Nếu cơn đau là bình thường bầu chỉ cần nghỉ ngơi nhưng bất ổn cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đau đầu khi mang thai phổ biến thật và cũng gây phiền hà thực sự. Nếu chỉ như “cơn gió thoảng qua” thì đây chỉ là triệu chứng bình thường, mẹ cứ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thư giãn là sẽ ổn. Nhưng nếu kết hợp cùng một dấu hiệu nào đó như buồn nôn, chóng mặt, đau ngực thì cần được điều trị bởi bác sĩ.
-
15 điều bạn nên biết về trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh phản ứng nhanh với các tiếp xúc ngoài da. Điều này kích thích sự sản sinh các hóc-môn tăng trưởng, đồng thời giúp cơ thể phản ứng nhanh với các hóc-môn này.
-
Mẹ bầu dùng miếng dán giảm đau có an toàn?Có bầu dán sa lông pát được không? Bà bầu có dán cao được không? Miếng dán giảm đau được dùng rất phổ biến, song mẹ cần lưu ý gì khi dùng miếng dán giảm đau cho bà bầu?
-
Mẹ bầu có nên ăn đậu phộng?Dị ứng đậu phộng là loại dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có trường hợp bé chỉ bị dị ứng nhẹ nhưng cũng có trường hợp có thể gây tử vong cho bé. Nhiều mẹ bầu thậm chí không dám ăn đậu phộng vì sợ gây...
-
5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bạn chưa biếtTrong lúc chờ đợi bé chào đời, hẳn bạn đã đọc và tìm hiểu rất nhiều về việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh. MarryBaby chọn lọc giúp bạn 5 mẹo vặt bỏ túi rất đơn giản nhưng vô cùng hữu ích dưới đây.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!