Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/11/2020

Bà bầu bị đau chân: Khi nào cần cảnh báo về việc đau chân khi mang thai?

Bà bầu bị đau chân: Khi nào cần cảnh báo về việc đau chân khi mang thai?
Chứng đau chân khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3. Bà bầu bị đau chân là dấu hiệu bình thường hay vấn đề đáng ngại? Đừng bỏ qua dấu hiệu báo động sức khỏe này, bầu nhé!

Nguyên nhân thường gặp của đau chân khi mang thai

Bà bầu bị chuột rút cũng có thể do thiếu chất. Để phát triển, thai nhi sẽ tự động lấy chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ, làm dưỡng chất trong máu mẹ tụt xuống thấp hơn ngưỡng cho phép. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường bổ sung ma-giê, muối canxi, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

Đau chân khi mang thai: Dấu hiệu nguy hiểm?

Đa phần các trường hợp đau chân khi mang thai đều chỉ gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý nếu cơn đau thường xuyên xảy ra. Trong một số trường hợp, đau chân có thể là dấu hiệu bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc u xơ tử cung. Với những trường hợp này, mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng máu đóng cục trong một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, nhất là ở phần chân. Khi máu đông bị vỡ và di chuyển đến phổi, mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm. Bầu nên đặc biệt thận trọng nếu phải đi một chuyến đi dài bằng máy bay hay ô tô (có thể gây đông máu). Cơn đau thường chỉ tập trung ở một chân, xung quanh phía sau của đầu gối hoặc bắp chân, đi kèm với những vết sưng tấy đỏ.
  • U xơ tử cung: Tùy thuộc vào kích thước, u xơ tử cung có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau. U xơ tử cung lớn có thể chèn ép vùng chậu gây đau, chèn ép bàng quang gây kích thích đi tiểu hoặc bí tiểu, hoặc nếu chèn ép lên trực tràng sẽ làm mẹ bầu cảm thấy đau mỗi khi “đi nặng”. U xơ tử cung khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo hoặc kéo dài thời gian chuyển dạ.

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi các cơn đau xảy ra thường xuyên thay vì thỉnh thoảng. Luôn luôn báo cho bác sĩ biết về những cơn đau chân vì nó có thể là dấu hiệu một cái gì đó nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung hoặc tụ máu ở chân chẳng hạn. Đặc biệt chú ý nếu bạn ngồi xe lâu hay máy bay và đau đúng một chân tập trung dọc theo mặt sau của bắp đùi hay đầu gối và kèm theo sưng hoặc đỏ.

Điều trị như thế nào?

Để bảo đảm sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, bạn cần đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai bằng các cách sau:

  • Chuột rút: Khi bị chuột rút, mẹ bầu nên cố gắng duỗi chân ra ngay lập tức. Duỗi thẳng gót chân và bắt đầu thử gập các ngón chân, cử động mắt cá chân. Cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Mẹ bầu cũng có thể thử nhờ anh xã massage chân khi bị chuột rút.
  • Đau dây thần kinh tọa: Cách dễ nhất để trị một cơn đau chân do dây thần kinh là nằm ngược hướng chân bị đau, điều này sẽ làm giảm bớt những áp lực trên dây thần kinh. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tránh mang vác các vật nặng hay thường xuyên đứng quá lâu. Bạn cũng có thể dùng túi chườm để đắp lên chỗ đau. Trong một số trường hợp, bơi có thể giúp bạn hạn chế những cơn đau do dây thần kinh mang lại.
  • Trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu, mẹ bầu cần phải uống thuốc chống đông máu. Thậm chí, bầu có thể phải nhập viện để điều trị.
  • Mẹ bầu bị u xơ cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa sảy thai, sinh non. Nghỉ ngơi nhiều và uống thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định của bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x