của bé
Đau đầu khi mang thai là tình trạng phổ biến, nhưng đau 2 bên thái dương và buồn nôn thì lại khác. MarryBaby đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin về nguyên nhân gây nên cơn đau đầu, biểu hiện từng loại, cũng như gợi ý các biện pháp điều trị thích hợp.
Nội dung bài viết
- Truy tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn
- 1. Đau đầu do căng thẳng thần kinh (tension headache)
- 2. Đau 2 bên thái dương và buồn nôn do đau nửa đầu (migraine headache)
- 3. Chứng đau đầu cervicogenic
- 4. Bà bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn do mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ
- 5. Chứng phình động mạch não
- Mách mẹ bầu một vài biện pháp để ngăn ngừa cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn
Nếu gặp phải tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ, mẹ không nên xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm đấy.
Lúc này, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu rõ căn nguyên gây ra vấn đề để xác định liệu pháp giảm đau tốt nhất. Để thuận tiện cho bạn, MarryBaby đã tổng hợp một vài nguyên nhân gây nên cơn đau đầu ở thái dương phổ biến, kèm theo những hướng điều trị phù hợp với từng loại để bạn tham khảo.
Truy tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn
Đau đầu khi mang thai chẳng phải điều gì lạ, nhưng đau 2 bên thái dương và buồn nôn lại khác. Sản phụ trong trường hợp này thường trải qua cơn đau âm ỉ, buốt ở một hoặc cả 2 bên thái dương trong vài phút cho đến cả tiếng đồng hồ. Hiện tượng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Đau đầu do căng thẳng thần kinh (tension headache)
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ. Biểu hiện dễ thấy nhất là mẹ bầu đau xung quanh đầu, căng tức 2 bên thái dương. Cơn đau thậm chí có thể lan ra sau gáy. Đau đầu dạng này thường kéo dài tầm 30 phút rồi sẽ thuyên giảm, nhất là khi người bệnh bắt đầu hoạt động thể chất.
Dù không gây biểu hiện buồn nôn quá nhiều nhưng đau đầu do căng thẳng thần kinh sẽ khiến bà bầu trở nên nhạy cảm với tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thực tế rất khó phân biệt được tình trạng này với chứng đau nửa đầu. Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử cũng như các biểu hiện lâm sàng của sản phụ để chẩn đoán.
Hướng điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm chẳng hạn như paracetamol nếu cơn đau không xảy ra thường xuyên hoặc nhóm thuốc chống trầm cảm kết hợp cùng xoa bóp trị liệu nếu đau chuyển sang mãn tính.
2. Đau 2 bên thái dương và buồn nôn do đau nửa đầu (migraine headache)
Nghe tên là đã hiểu cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu (thường là ở thái dương). Cơn đau theo nhịp, xuất hiện một bên hoặc có khi lan sang cả hai thái dương. Người bệnh đau nửa đầu thường trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng thay đổi lần lượt là:
- Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, đau vai gáy
- Nhìn thấy hào quang như quầng sáng hoặc đèn nhấp nháy
- Kế đến, người bệnh sẽ đau khi vận động, người khác thì có thể kèm theo buồn nôn, nhạy cảm với mùi
- Giai đoạn cuối của cơn đau sẽ là suy yếu, chóng mặt, mất tập trung.
Để biết liệu cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn có phải do bà bầu bị đau nửa đầu hay không, bác sĩ sẽ hỏi rõ mẹ về mức độ và tần suất của cơn đau trong ngày. Nếu kết quả là đúng, mẹ sẽ được khuyên nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.
3. Chứng đau đầu cervicogenic
Đây là bệnh lý có liên quan đến việc rối loạn cột sống cổ, chấn thương vùng cổ hoặc viêm khớp cột sống trên. Biểu hiện thường gặp gồm có đau 2 bên thái dương và buồn nôn, mờ mắt, cứng cổ, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, khó cử động cổ và nếu cố gắng cơn đau sẽ càng trở nên tệ hơn.
Tình trạng này cũng khá nghiêm trọng nên khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Hướng điều trị trong trường hợp này sẽ là dùng thuốc, luyện tập (tùy khả năng mỗi người), vật lý trị liệu.
4. Bà bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn do mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ
Viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis – viết tắt GCA) là tình trạng viêm xuất hiện ở các động mạch vùng đầu, đặc biệt là thái dương nên giới khoa học còn đặt tên khác là viêm động mạch thái dương. Người bị viêm động mạch khổng lồ thường bị đau 2 bên thái dương và buồn nôn đi kèm với những triệu chứng phổ biến khác như đau da đầu, đau hàm khi nhai hoặc há miệng rộng, sốt, mệt mỏi, sụt cân ngoài ý muốn…
Việc sớm phát hiện bệnh sẽ ngăn rủi ro mẹ gặp phải những biến chứng khôn lường như mất thị lực, đột quỵ và túi phình động mạch chủ (tình trạng dẫn đến xuất huyết rất nguy hiểm). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh và tiến hành sinh thiết nếu cần.
Việc điều trị triệu chứng đau 2 bên thái dương và buồn nôn cũng như chữa dứt điểm bệnh sẽ tùy vào bệnh án từng người. Với người bình thường, hướng điều trị sẽ là sử dụng corticosteroid liều cao nhưng phải rất thận trọng vì thuốc gây ra nhiều phản ứng không mong muốn như: tăng cân, tăng rủi ro nhiễm trùng, yếu cơ, mất xương, đường huyết cao…
5. Chứng phình động mạch não
Phình động mạch não là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở sản phụ gây đau đầu 2 bên thái dương và buồn nôn. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn có thể bị cứng cổ, buồn ngủ và nhạy cảm với ánh sáng.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính mạch não, chụp cộng hưởng từ MRI. Hai phương pháp chính để trị bệnh thường được áp dụng nhất là phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch. Với can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ đưa một vật liệu bằng platinum vào lòng của túi phình để giải quyết vấn đề tại đây.
Mách mẹ bầu một vài biện pháp để ngăn ngừa cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn
Để ngăn ngừa cơn đau đầu xuất hiện và “làm phiền” bạn, hãy thử tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
- Nên có nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo mẹ bầu nhận được đủ vitamin và khoáng chất cần thiết
- Sử dụng liệu pháp tắm muối epsom để thoát khỏi cơn đau đầu và cả những cơn đau nhức cơ bắp
- Tạo thói quen massage nhẹ nhàng vùng vai, cổ
- Để giảm căng thẳng, mẹ bầu có thể tìm đến biện pháp châm cứu
- Tránh tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, hoặc bất kỳ thực phẩm có chứa caffeine nào khác. Vì caffeine sẽ khiến tình trạng của bạn thêm tệ hơn
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ. Điều này không những giúp mẹ cải thiện sức khỏe mà còn hạn chế cơn đau đầu xuất hiện.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn xảy ra trong thai kỳ. Nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay mẹ nhé.
M.P
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những biến chứng thai kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tiền sản giật ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần...
-
Cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả an toàn chỉ trong một nốt nhạcTheo các chuyên gia, đau đầu là một hiện tượng phổ biến ở thai phụ. Khi bị chứng đau đầu hành hạ, các mẹ chú ý không được tự tiện dùng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Thay...
-
Nhận diện nguy cơ khi bà bầu bị đau nửa đầuKhông ít bà bầu bị đau đầu, nhất là đau nửa đầu thường xem đây là triệu chứng thai kỳ bình thường và nhanh chóng bỏ qua. Tuy nhiên, mẹ có biết chứng đau đầu cũng có thể là dấu hiệu nhận diện tiền...
-
Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?Trong một số trường hợp, đau đầu trong thai kỳ là một dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung và tiền sản giật, 2 biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Các nguyên nhân khác dẫn đến đau đầu là gì,...
-
Phụ nữ mang thai cần thận trọng với thuốc giảm đauCác nhà khoa học khuyến cáo các bà mẹ cần cẩn thận hơn với thành phần thuốc có chứa chất gây nghiện opioid bởi chúng có thể gây hại cho thai nhi.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!