Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/11/2020

Cơ thể nặng mùi khi mang thai sẽ chấm dứt ngay nhờ tuyệt chiêu dễ ợt!

Cơ thể nặng mùi khi mang thai sẽ chấm dứt ngay nhờ tuyệt chiêu dễ ợt!
Cơ thể nặng mùi khi mang thai là nỗi khổ sở, thậm chí xấu hổ của nhiều mẹ bầu. Đừng quá lo lắng, các tuyệt chiêu sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này!

Cơ thể nặng mùi khi mang thai chủ yếu là do nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi. Chúng khiến tỷ lệ trao đổi chất diễn ra với tần suất cao hơn và cơ thể cũng đòi hỏi lưu lượng máu dồn về các bộ phận nhiều hơn. Trong số đó, nách, âm đạo, tử cung và hầu hết các tuyến trong cơ thể đều hoạt động với năng suất cao, khiến cơ thể bạn nặng mùi hơn. Đồng thời, các nội tiết tố cũng khiến mũi của bạn thính hơn nên dễ dàng cảm nhận được mùi hăng của cơ thể.

cơ thể nặng mùi khi mang thai

Nguyên nhân khiến cơ thể nặng mùi khi mang thai

1. Thay đổi nội tiết tố

Lượng hormone estradiol tăng lên trong khi mang thai khiến khứu giác thính hơn, đồng thời cơ thể cũng trở nên nặng mùi hơn. Hormone này ảnh hưởng nhiều tới bộ phận sinh dục và nách khiến cơ thể nặng mùi khi mang thaii.

2. Đổ mồ hôi quá nhiều

Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng cao, đồng thời sự tăng cân khiến mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều hơn, ngay cả trong những ngày lạnh. Các tuyến mồ hôi ở phụ nữ mang thai hoạt động mạnh làm mồ hôi chảy ra nhiều hơn. Dù mồ hôi không có mùi, nhưng khi đọng lại trên da, chúng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi cho cơ thể.

3. Tăng độ nhạy cảm

Với sự gia tăng mức độ hormone, phụ nữ mang thai có thể cảm nhận mùi của bản thân ngay cả khi người xung quanh không nhận ra.

4. Cơ thể chuẩn bị cho con bú

Khi bạn mang thai, cơ thể chuẩn bị cho quá trình tiết sữa. Mùi sữa hăng nồng giúp bé yêu khi chào đời nhận ra mẹ. Nhờ nách có mùi, bé sẽ ngoái đầu theo hướng vú để bú một cách tự nhiên.

5. Mùi bất thường từ âm đạo

Âm đạo nặng mùi khi mang thai có thể do thay cân bằng pH thay đổi hoặc đổ mồ hôi, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn uống… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể nặng mùi khi mang thai.

6. Thay đổi chế độ ăn uống

thức ăn cũng gây mùi cơ thể

Thực phẩm bổ dưỡng là một phần không thể thiếu trong thai kỳ. Một số loại này sẽ khiến mùi cơ thể nặng hơn. Tỏi, thịt đỏ có các axit amin khiến mồ hôi, dịch âm đạo có mùi đặc trưng trong vài giờ hoặc thậm chí trong nhiều ngày.

Hải sản không chỉ ảnh hưởng đến mùi mồ hôi mà còn ảnh hưởng đến dịch âm đạo. Các loại rau như bông cải xanh, bắp cải và súp lơ có chứa lưu huỳnh được hấp thụ vào máu. Khi bạn dùng những thức ăn này (hoặc uống một số loại thuốc), mồ hôi tiết ra trên bề mặt da kết hợp với vi khuẩn sẽ khiến cơ thể nặng mùi khi mang thai.

Mẹo thoát khỏi tình trạng cơ thể nặng mùi khi mang thai

1. Tắm ít nhất hai lần mỗi ngày

Hãy tắm ít nhất hai lần trong một ngày. Bạn có thể thử tắm với xà phòng diệt khuẩn để diệt vi khuẩn gây mùi hôi rồi dùng khăn sạch lau khô người.

2. Giữ cho làn da luôn có mùi tươi trẻ

Bạn vắt vài giọt chanh, mật ong và cho vài cọng bạc hà vào chậu nước tắm. Sự kết hợp này mang lại làn da mịn màng và tươi trẻ lâu dài.

3. Gội đầu thường xuyên

Hãy gội đầu bằng dầu gội ít nhất ba lần trong một tuần. Bạn có thể xịt thêm một ít nước hoa lên lược để chúng lưu lại mùi hương trên tóc mỗi khi bạn chải đầu. Lưu ý, luôn giữ cho lược sạch và khô.

4. Giữ vùng kín sạch và khô

Bạn nên đảm bảo âm đạo luôn sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên làm sạch âm đạo bằng nước ấm, cắt tỉa lông ở đây và cả ở nách, những nơi có thể tích tụ mồ hôi là “ổ” vi khuẩn trên da, khiến cơ thể nặng mùi.

Tránh sử dụng mỹ phẩm như thuốc xịt thơm, khăn lau âm đạo… Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho vùng kín như xà phòng có tác dụng mạnh trên da và có thể tước đi vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo, khiến vùng kín dễ bị nhiễm trùng.

Nếu gặp phải một trong những trường hợp sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời:

  • Mùi hôi dai dẳng kèm theo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây
  • Ngứa không kiểm soát được
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Cảm thấy đau hoặc rát khi giao hợp hoặc đi tiểu là dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Có máu trong dịch tiết âm đạo

Ngứa vùng kín

5. Sử dụng chất khử mùi, chất chống đổ mồ hôi

Bạn có thể bôi chất khử mùi hoặc bột talc lên nách để có mùi thơm. Nếu đổ nhiều mồ hôi, bạn thử sử dụng chất chống đổ mồ hôi để hiệu quả hơn. Chất khử mùi không chỉ ngăn bạn đổ mồ hôi mà còn giúp cơ thể bạn có mùi thơm nữa.

6. Mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí

Trong thai kỳ, bạn nên chọn trang phục (đặc biệt là đồ lót) làm từ các loại vải như vải lanh, vải cotton thoáng khí và giặt sạch sau một lần sử dụng.

Bạn có thể pha thêm 1/4 cốc giấm trắng vào đồ giặt trong chu trình xả. Bạn cũng có thể thử thêm nước xả vải để chúng có mùi thơm.

Nếu áo lót có mùi hôi, hãy ngâm chúng 15 phút trong dung dịch gồm 1/4 cốc giấm trắng pha loãng trong nước trước khi giặt.

7. Uống đủ nước

Việc uống đủ nước giúp kiểm soát mùi tốt hơn vì nước giúp cơ thể thải chất độc hiệu quả và giữ cho cơ thể sạch sẽ.

8. Ăn uống đúng cách

Bạn tránh ăn quá nhiều hành, tỏi, thịt đỏ vì chúng khiến cơ thể nặng mùi khi mang thai. Việc bổ sung dồi dào trái cây, rau xanh có thể làm giảm mùi cơ thể và cũng có lợi cho thai nhi.

Ngay cả sau khi duy trì tiêu chuẩn hoàn hảo về vệ sinh cá nhân và ăn uống đúng cách, bạn vẫn có thể bị tình trạng nặng mùi. Trong trường hợp như vậy, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bác sĩ có thể đề xuất một số loại xà phòng có tẩm thuốc hoặc thay đổi một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Có tin vui cho bạn là mùi cơ thể sẽ không bao giờ gây hại cho bé cưng và bạn đừng quá lo lắng nhé!

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x