của bé
Có thai bao lâu thì ốm nghén là vấn đề mà nhiều mẹ quan tâm. Có 1001 câu chuyện xung quanh chuyện ốm nghén của mẹ bầu, vui có, vất vả có... Đó có lẽ là lý do chính mà mẹ cảm thấy lo lắng khi nhắc tới hai chữ ốm nghén.
Nội dung bài viết
Ốm nghén là triệu chứng hết sức bình thường và đặc trưng trong quá trình mang thai. Việc có thai bao lâu thì ốm nghén còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và trẻ nhưng thông thường triệu chứng nghén xuất hiện ở tháng thứ ba của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể tăng cao. Trong đó có progesterone làm giảm các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Progesterone còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường và gây nên chứng khó tiêu.

Ốm nghén chỉ 3 tháng đầu hay suốt cả thai kỳ là vấn đề nhiều mẹ quan tâm
Bên cạnh đó còn do mẹ bầu thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp. Hệ thần kinh trong giai đoạn này rất nhạy cảm đối với các loại thực phẩm hay mùi vị lạ. Kèm theo một nguyên nhân không thể thay đổi nữa là yếu tố di truyền.
Bao lâu thì ốm nghén ghé thăm?
Tình trạng ốm nghén xảy ra từ tuần thai thứ 4-6 của thai kỳ và nặng nề nhất là khoảng tuần thai thứ 8-9. Ngoài ra, ốm nghén có thể xuất hiện khi mẹ ngừng bị hành kinh vào tháng kế tiếp. Đối với hầu hết các mẹ bầu, triệu chứng nghén này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn ở tuần thứ 12-14 hay chấm dứt khi các cơ quan của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện.
Theo như một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy rằng, việc mẹ bầu ốm nghén là dấu hiệu của việc thai nhi đang phát triển rất tốt, trẻ đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết từ mẹ. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng khi bị ốm nghén.
Nếu mẹ bầu ]ăn uống đủ dưỡng chất trước giai đoạn thai nghén có thể làm giảm tải tình trạng này cho mẹ trong tháng. Và ở những lần mang thai tiếp theo tình trạng này sẽ còn thuyên giảm nữa. Những trường hợp các mẹ bị ốm nghén nặng mà không ăn uống được gì, thậm chí còn bị mất nước và suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ thì nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu bạn không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể, bé cưng rất có thể sẽ bị dị tật ống thần kinh.
Bí kíp giảm bớt tình trạng ốm nghén
Ốm nghén tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Để hạn chế các triệu chứng này các mẹ hãy làm theo các khuyến cáo sau:
- Mẹ nên tránh ăn những loại thức ăn có mùi vị nồng như đại hồi, quế và bột ớt hay thức ăn có vị tanh như: thực phẩm tươi sống hay tái. Thay vào đó, nên ăn thức ăn dễ chịu cho hệ tiêu hóa và có mùi thơm dịu nhẹ. Kèm theo đó là việc chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ và uống một ly nước cam hoặc nước ép từ cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn.

Uống nhiều nước và nước ép trái cây có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén hiệu quả
- Mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, hay trà chanh, trà bạc hà hoặc các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như thơm và chuối. Bên cạnh việc uống nước hoa quả, mẹ cần phải ăn thêm trái cây và uống nhiều nước để bù vào phần nước bị mất do những lần nôn.
- Đối với những mẹ bầu ốm nghén nặng hay nôn, ói quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và làm tăng hiệu quả việc hấp thu chất sắt cũng như các vitamin khác. Mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều lần hay tập những bài tập đơn giản để giúp lưu thông tuần hoàn máu cũng như cung cấp dưỡng chất đến trẻ tốt hơn.
- Tư thế ngủ cũng khá quan trọng, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông một cách tốt nhất. Quan trọng không kém nữa là gối nằm, nên chọn gối mềm mại, có điểm tựa để khi mệt mỏi mất sức mẹ có thể dựa vào một cách thoải mái.
Điều quan trọng hơn cả khi ốm nghén là mẹ nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng. Bởi stress sẽ khiến tình trạng trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Mang thai: Ngủ cũng phải đúng thế Nghiêng về phía bên phải khi nằm ngủ được xem là tư thế đúng và tốt nhất. Vì tim nằm bên trái, nằm nghiêng bên phải sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm áp lực cho tim. Nhưng một điều lạ là rất nhiều mẹ bầu được khuyên nên nằm nghiêng bên trái? Trái hay phải mới tốt cho mẹ đây?
Chắc hẳn bài viết trên của MarryBaby đã giải đáp phần nào thắc mắc có thai bao lâu thì ốm nghén và những vấn đề xoay quanh ốm nghén. Bên cạnh những mẹo trên thì việc cần thiết hơn cả là sự chăm sóc chu đáo và chia sẻ từ gia đình và người ông xã sẽ phần nào giúp mẹ cảm thấy bớt lo lắng đi nhé!
-
6 điều mẹ bầu cần biết về chứng ốm nghénỐm nghén là một trong những triệu chứng thai kỳ phổ biến, xảy ra với gần 80% mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ đã thực sự hiểu rõ về triệu chứng "đáng ghét" này?
-
9 điều thú vị không phải mẹ nào cũng biết về ốm nghén khi mang thaiBạn có biết triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể là dấu hiệu dự đoán giới tính thai nhi? Hay như bà bầu bị ốm nghén có tỷ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân thấp hơn. Còn rất nhiều thông tin thú...
-
Cách trị ốm nghén cho bà bầuNên chia từng bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói quá lâu vì nó sẽ làm bà bầu dễ bị nghén hơn. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo, những gia vị nặng mùi và bổ sung các thực phẩm giàu...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Khánh Linh
bài viết thật là hay và bổ ích, riêng mình thì có bầu 2 tháng thì bắt đầu ốm nghén