Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/01/2020

Mách mẹ các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe con yêu

Mách mẹ các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe con yêu
Trước giờ, khi nói đến các loại trà thảo mộc, chúng ta luôn đề cập đến những lợi ích của chúng với sức khỏe người lớn. Vậy với trẻ em thì sao? Liệu các bé có dùng được loại trà này? Đâu là loại sẽ phù hợp với trẻ? Nếu quan tâm, hãy tìm hiểu […]

bé uống trà thảo mộc

Trước giờ, khi nói đến các loại trà thảo mộc, chúng ta luôn đề cập đến những lợi ích của chúng với sức khỏe người lớn. Vậy với trẻ em thì sao? Liệu các bé có dùng được loại trà này? Đâu là loại sẽ phù hợp với trẻ? Nếu quan tâm, hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng việc cho trẻ uống trà không tốt cho sức khỏe của bé. Bởi lẽ, chúng ta cũng lo sợ cơ thể trẻ sẽ khó tiêu hóa hay đào thải hết lượng caffeine hấp thu từ trà. Tuy nhiên, trái lại với suy nghĩ đó, trà thảo mộc lại rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Nếu như trà truyền thống có nhiều caffeine không tốt, các loại trà thảo mộc mang lại những hợp chất có ích trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ.

Dưới đây là danh mục các loại trà thảo mộc đã được Marry Baby tổng hợp và chia sẻ với bạn. Cùng tham khảo qua nhé!

1. Trà tía tô đất (Lemon Balm Tea)

trà tía tô đất

Tía tô đất là loại thảo dược thuộc họ bạc hà, được biết đến với nhiều lợi ích đặc biệt. Có thể liệt kê qua một vài điểm như:

  • Bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm virus, nấm và vi khuẩn
  • Tăng cường hoạt động của hệ thần kinh
  • Có ích trong việc giảm đau
  • Hỗ trợ các vấn đề về dạ dày
  • Giảm thiểu tình trạng mất ngủ

Có nhiều cách để bạn chuẩn bị một tách trà tía tô đất thật thơm ngon. Cách đầu tiên này được áp dụng nếu bạn sử dụng phần lá hoặc hoa. Điều cần làm là chuẩn bị ngay một ấm nước sôi, sau đó chỉ cần chế một chút nước sôi vào trong một bình thủy tinh có nắp đậy đã chứa sẵn hoa hoặc lá tía tô đất, lắc nhẹ và đổ nước này đi rồi mới đổ nước sôi vào pha trà. Đậy nắp và chờ khoảng 15 phút là có thể dùng được ngay. Lợi điểm của phương pháp này là giữ nguyên vẹn các loại tinh dầu trong hoa và lá tía tô đất.

Cách pha thứ hai, bạn có thể áp dụng phương pháp sắc. Cách làm này cũng giữ nguyên hương vị và tinh dầu có trong lá, rễ, thân hoặc hạt. Tất cả những bộ phận này của tía tô sẽ được cho vào nước và nấu sôi trong thời gian dài, khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bằng phương pháp này, tinh dầu sẽ được lấy ra từ các bộ phận này dễ dàng hơn.

2. Trà gừng (Ginger Tea)

Trà gừng là cái tên cũng khá phổ biến trong danh mục các loại trà thảo mộc. Ngoài đem lại tác dụng trợ tiêu hóa, chữa loét dạ dày được nhiều người biết đến, trà gừng còn giúp giảm ho, cảm, chữa các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, ho gà, giảm buồn nôn và chống say tàu xe cực hiệu quả.

Để pha trà gừng, đầu tiên bạn chọn một miếng gừng nhỏ (kích thước tầm cỡ viên bi ve). Sau đó, gọt bỏ vỏ và giã nhuyên bằng cối. Cho gừng đã giã nhuyễn vào ấm cùng khoảng 1 – 2 chén nước và đun sôi trong vòng 10 – 15 phút. Trong quá trình đun, bạn cũng có thể thêm chút nước cốt chanh hoặc một thìa mật ong để giảm bớt vị mạnh của gừng. Nên dùng lửa nhỏ khi đun để tránh làm mất các thành phần tốt trong gừng.

3. Trà thì là (Fennel Tea)

trà thì là là một trong các loại trà thảo mộc

Trong các loại trà thảo mộc, trà thì là được biết là có thể cho trẻ nhỏ dùng được. Bên cạnh những tác dụng phổ biến như chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, loại trà này còn nổi tiếng như là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Hơn nữa, nhờ vào tính kháng khuẩn tốt nên loại trà này còn được dùng trong phòng bệnh hô hấp. Hàm lượng vitamin C đáng kể trong hạt thì là lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

Cách chế biến loại trà này cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc cho một muỗng cà phê hạt thì là và đun sôi với 200 ml nước. Sau khi đun khoảng 15 – 20 phút, bạn để nguội và lọc bỏ hạt trước khi cho trẻ dùng. Một điểm chú ý là nếu đun quá lâu, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến các chất chống oxy hóa có lợi trong trà.

4. Trà bạc hà (Mint Tea)

Loại trà này có vị mạnh hơn rất nhiều so với những loại ở trên. Hương vị tươi mát, sảng khoái của trà mang lại rất có ích cho vị giác của trẻ, nhất là khi bé đang mắc một số bệnh. Điều đáng nói là trong trà bạc hà không có thành phần caffeine. Ngoài ra, việc cho trẻ dùng trà thảo mộc này sẽ giúp trợ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Để thêm phần thơm ngon hơn, bạn có thể cho vào trà một ít mật ong. Trường hợp nếu con bạn thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn nên cho bé uống một tách trà bạc hà ấm ít nhất một lần một tuần nhé!

5. Trà hoa cúc (Chamomile Tea)

trà hoa cúc là một trong các loại trà thảo mộc

Bên cạnh trà gừng, trà hoa cúc cũng được đề cập rất nhiều khi bàn về các loại trà thảo mộc. Bởi lẽ nó mang lại nhiều tác dụng tốt không chỉ cho người lớn mà cả trẻ em như: giúp giảm đau dạ dày, chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, xua tan cảm giác hồi hộp, lo âu, cải thiện tình trạng mất ngủ, đặc biệt nó còn rất hữu ích khi trẻ bị hăm tã nữa đấy!

Thật dễ dàng để có một tách trà hoa cúc ấm tỏa hương thơm nhẹ dành cho bé trong thời tiết se lạnh này. Điều cần làm là bạn chỉ việc cho khoảng 2 muỗng cà phê hoa cúc khô vào trong ấm có chứa khoảng 250 ml nước. Đun sôi hỗn hợp lên khoảng 15 – 20 phút và lưu ý phải đậy kín khi đun. Lọc bỏ bã, để còn ấm và cho bé uống.

6. Hồng trà Nam Phi (Rooibos Tea)

Trà rooibos hay hồng trà Nam Phi rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Với hàm lượng dồi dào vitamin C, loại trà này bảo vệ cơ thể bằng cách chống lại các gốc tự do, từ đó giúp trẻ xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc. Trà rooibos còn có đặc tính chống dị ứng và chống viêm hiệu quả nên chắc chắn những tác dụng này sẽ giúp ích cho trẻ trong việc chống lại một số loại bệnh.

Mách nhỏ cho bà mẹ nào đang có con phải vật lộn với giấc ngủ hàng đêm, một tách hồng trà Nam Phi sẽ giúp bé thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn đấy!

7. Trà mâm xôi đỏ (Red Raspberry Tea)

các loại trà thảo mộc tốt cho bé

Khép lại danh mục các loại trà thảo mộc cho trẻ là trà mâm xôi đỏ. Loại trà này được biết đến vô cùng giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Khoáng chất này góp phần hình thành nên các tế bào hồng cầu trong cơ thể con bạn, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của tim. Việc uống trà mâm xôi đỏ cũng đảm bảo cho sức khỏe và hoạt động bình thường của gan và thận.

Thành phần quả mâm xôi đỏ để pha trà khá dễ tìm hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sẽ cho con dùng loại trà này lâu dài thì lời khuyên là nên chọn mua loại quả hữu cơ tại các địa chỉ cung cấp uy tín.

Các loại trà thảo mộc đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, con bạn vẫn có thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong trà. Vì vậy, hãy thận cẩn trọng khi cho trẻ dùng. Lưu ý là với những loại thảo mộc không rõ nguồn gốc, tốt nhất bạn không nên cho bé dùng!

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x