của bé
Không chỉ cần quan tâm tới chiều cao, cân nặng và các chỉ số thai nhi theo tuần như đường kính lưỡi đỉnh hay chiều dài xương đùi cũng rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé yêu.
Nội dung bài viết
Hầu hết các mẹ lần đầu mang thai đều quan tâm tới chỉ số cân nặng và chiều cao của bé mà bỏ qua một số chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng khác. Đó chính là đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi thai nhi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC). Các chỉ số này còn góp phần giúp bác sĩ đánh giá về khả năng trẻ có bị dị tật hay không.
Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết
Trong suốt 40 tuần thai có nhiều vấn đề mẹ bầu cần quan tâm như sức khỏe thai kỳ, lịch khám thai, đặc biệt là sự phát triển của bé yêu qua từng giai đoạn.
Ba cột mốc quan trọng nhất đó là: 12 tuần đầu tiên hay còn được gọi là 3 tháng đầu thai kỳ, từ tuần 13-26 là tam cá nguyệt thứ 2 và từ tuần 27-40 là chu kỳ 3 tháng cuối.
Mỗi chu kỳ là bước đánh dấu bước chuyển biến của cả mẹ và bé. Đó có thể là dấu hiệu ổn định hoặc một số thay đổi bất thường. Những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp, khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Biết cách đọc các chỉ số thai nhi theo tuần giúp mẹ biết được bé yêu đang phát triển ra sao
Các chỉ số thai nhi nói lên tất cả. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:
- GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
- GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi thai nhi.
- EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán.
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?
Cũng giống như các chỉ số khác, chiều dài xương đùi theo từng tuần tuổi cho mẹ biết được bé yêu có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kết quả siêu âm thai cho thấy xương đùi ngắn. Theo một số nghiên cứu, đây được xem là một dấu hiệu làm tăng từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên, đây chỉ là nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa bất kỳ em bé nào có chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn cũng đều bị Down.
Thông số chính xác nhất để đánh giá thai nhi có bị hội chứng Down hay không là đo độ mờ da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ hay yếu tố di truyền gia đình…
Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Mẹ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm cần thiết nếu cảm thấy không yên tâm.
3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi
1. Di truyền: Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%.
2. Chế độ dinh dưỡng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến chiều cao của con yêu. Cụ thể nếu mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và những thực phẩm giàu canxi hoặc mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường… sẽ còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.
Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, chất đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai.
3. Thói quen xấu: Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.

5 thói quen xấu cần tránh khi mang thai Mang thai quả là một giai đoạn nhiều niềm vui nhưng cũng đầy thử thách khi mà có những việc bạn tưởng chừng vô hại lại có thể ảnh hưởng không tốt đến bé. Cùng điểm xem mẹ có “dính” thói quen xấu nào dưới đây không nhé!
Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ, siêu âm thai mới biết được chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi.
Tuổi thai (tuần) | Giá trị trung bình | Ngưỡng giới hạn |
14 | 14 | 13-15 |
15 | 17 | 16-19 |
16 | 20 | 18-22 |
17 | 23 | 22-26 |
18 | 15 | 25-29 |
19 | 28 | 27-33 |
20 | 31 | 30-36 |
21 | 34 | 32-38 |
22 | 36 | 35-41 |
23 | 39 | 37-45 |
24 | 42 | 40-48 |
25 | 44 | 42-50 |
26 | 47 | 45-53 |
27 | 49 | 46-56 |
28 | 52 | 49-59 |
29 | 54 | 51-61 |
30 | 56 | 53-63 |
31 | 59 | 55-65 |
32 | 61 | 56-68 |
33 | 63 | 58-70 |
34 | 65 | 60-72 |
35 | 67 | 62-74 |
36 | 68 | 64-76 |
37 | 70 | 66-79 |
38 | 71 | 67-81 |
39 | 73 | 68-72 |
40 | 74 | 70-84 |
Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần là điều quan trọng và cần thiết. Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các chỉ số này giúp mẹ nắm bắt được sự phát triển của bé yêu.
-
Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuầnCác chỉ số thai nhi phản ánh chân thực sự phát triển của bé trong bụng mẹ, từ khi chỉ to bằng một hạt vừng đến khi trở thành một em bé xinh xắn để chuẩn bị chào đời. Với bảng chỉ số phát triển của...
-
Thai nhi chân ngắn mẹ nên ăn gì để cải thiện chiều cao?Cân nặng thai nhi là mối quan tâm của hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn có biết chiều dài xương đùi thai nhi cũng là một chỉ số quan trọng thể hiện sự phát triển của bé cưng?
-
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHOTuy chỉ mang tính tham khảo, nhưng bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là thông số giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển bình thường không.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
các mẹ ăn uống đủ chất đẻ con phát triển tốt nhất nhé