của bé
Cuối tháng 4-2019, bé trai chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, cân nặng chỉ 1,9kg. Vì thai non tháng, sản phụ được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ, khi mổ sinh bé trai, bác sĩ thở phào khi thấy nhau thai bị bong mà thai nhi vẫn an toàn.
Nội dung bài viết
Được biết, thai phụ sinh non hơn một tháng và trước đó đã đến khám tại bệnh viện quận trong tình trạng huyết áp cao, ra máu âm đạo.
Tình huống sanh non nguy hiểm vì bong nhau thai
Khi đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra cho thai phụ tiền sản giật, bác sĩ siêu âm kiểm tra bánh nhau và phát hiện khối máu tụ khá to. Thai phụ được chỉ định mổ bắt con khẩn cấp.
Chỉ mất khoảng 30 giây sau khi gây mê mẹ, bác sĩ vui mừng chào đón bé trai khóc to chào đời. Kíp sản khoa thở phào khi kiểm tra thấy nhau thai bị bong hơn 50% mà thai nhi vẫn còn được nuôi dưỡng.
Nhau bong non là tình trạng sản khoa khẩn cấp. Cứu sống được em bé là kết quả của nhiều kíp làm việc cùng chạy đua với thời gian.
Kíp trực cấp cứu chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch trong khi kíp gây mê chuẩn bị phương tiện phẫu thuật. Kíp mổ phải nhanh chóng nhưng chính xác từng giây trước khi nhau không còn cung cấp đủ máu cho thai.
Nhau thai bị bong gây nguy hiểm cả mẹ và bé
Nhau thai là mối liên kết và là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng giữa thai nhi và người mẹ. Chính vì vậy nếu như con đường này có vấn đề thì sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Đó là lý do hiện tượng bong nhau thai là cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nếu không kịp phẫu thuật không chỉ làm tử vong thai mà còn gây nguy cơ chảy máu không cầm được, phải cắt bỏ tử cung.
Phụ nữ mang thai huyết áp cao, tiền sản giật có khả năng nhau bong non. Theo dõi sát sức khỏe thai phụ, huyết áp trong thai kỳ giúp việc phát hiện tiền sản giật kịp thời để điều trị bằng thuốc, chế độ ăn, nghỉ ngơi…
Dấu hiệu nhau thai bị bong sớm
Các triệu chứng chung là:
- Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai
- Các cơn co thắt gây đau
- Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu chị em cần quan tâm Canxi rất quan trọng đối với mẹ bầu lẫn thai nhi. Thiếu canxi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mẹ bầu và bé nên mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu để đi khám và bổ sung kịp thời.
Ngoài ra, tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của nhau thai bị bong (độ I, II, III), các triệu chứng có thể khác nhau:
- Độ I: có hiện tượng chảy máu nhẹ từ âm đạo, các cơn co thắt tử cung nhẹ, sinh hiệu ổn định, và nhịp tim của thai nhi ổn định. Xét nghiệm đông máu bình thường
- Ở độ II: có hiện tượng chảy máu vừa phải, co thắt bất thường, huyết áp thấp, suy thai, và đông máu bất thường
- Độ III: nặng nhất; Hiện tường này xuất hiện chảy máu và co thắt mạnh, huyết áp rất thấp, thai chết, và khó đông máu
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nếu chưa bao giờ bị tăng huyết áp, mà khi mang thai hơn 20 tuần, thai phụ thấy một trong các dấu hiệu lên cân nhanh, phù, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau giống đau dạ dày, cần đi khám để được loại trừ tiền sản giật.
Bác sĩ khuyến khích thai phụ có triệu chứng trên, nếu chưa có chỉ định nhập viện cũng nên tự theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà. Khi huyết áp lớn hơn hay bằng 140/90 mmHg thì tới cơ sở y tế ngay để được kiểm tra kỹ hơn.
-
6 bệnh có thể lây truyền qua nhau thaiTrong quá trình mang thai, nếu chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh do virus như sởi, thủy đậu... thì có khả năng thai nhi cũng sẽ bị nhiễm virus. Những "khách không mời" này có thể xâm nhập và gây...
-
14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau thai sau sinh sẽ về đâu?Nhau thai không chỉ là một bộ phận gắn liền bé với tử cung của người mẹ. Nó còn đóng vai trò chuyển chất dinh dưỡng và thực hiện hàng loạt chức năng thú vị khác
-
Khám phá 10 điều thú vị về nhau thaiLà một bộ phận không thể thiếu giúp duy trì sự sống của thai nhi, nhau thai còn đóng vai trò một lá chắn bảo vệ thai nhi. Nhưng đó chưa phải là tất cả...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!