của bé
Những thao tác chăm sóc răng miệng rất đơn giản có thể cứu bạn khỏi những nguy cơ như sảy thai, sinh non…
Nội dung bài viết
Chậm có con vì bệnh răng miệng
Những năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và khả năng sinh sản của cả phụ nữ lẫn nam giới. Có rất nhiều vấn đề răng miệng, cùng với đó là các biện pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Bệnh nha chu: Khi nha chu (lợi) bị viêm nhiễm, sự tích tụ của cao răng và mảng bám sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng, , hệ miễn dịch có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, sinh con nhẹ cân.
- Sâu răng: Vi khuẩn đường miệng đi vào tử cung có thể gây co thắt tử cung và sinh non.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới có sức khỏe răng miệng tốt thì cũng có tinh trùng khỏe mạnh hơn và cơ hội có con cũng cao hơn. Trong khi đó, những phụ nữ bị bệnh răng miệng cũng cần nhiều thời gian để thụ thai so với những phụ nữ có răng miệng khỏe mạnh.

Sức khỏe răng miệng có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản
9 lưu ý về răng miệng không thể bỏ qua
- Xử lý các vấn đề răng miệng trước khi mang thai: Đến phòng nha để cạo vôi răng, làm sạch mảng bám, chữa sâu răng và các vấn đề khác trước khi bạn mang thai sẽ giúp đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
- Tránh sử dụng các liệu pháp điều trị bệnh răng miệng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ: Để đảm bảo an toàn, những biện pháp điều trị được hạn chế tối đa trong tam cá nguyệt đầu tiên và nửa cuối của tam cá nguyệt thứ ba. Đây là một khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bạn vẫn nên tiến hành khám răng định kỳ vào tam cá nguyệt thứ hai, nhưng tất cả các thủ thuật nha khoa nên được dời lại đến sau khi sinh.

Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian dễ xảy ra những biến chứng nhất vì đây là khoảng thời gian thai nhi mới bắt đầu hình thành và các mẹ nhiều khi vẫn chưa có kinh nghiệm chăm sóc bản thân, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Danh sách sau đây giúp bạn nhận diện những việc làm có thể...
- Cung cấp thông tin cho nha sĩ: Bạn nên cho nha sĩ biết mình đang uống viên bổ sung vitamin loại nào, những lời dặn của bác sĩ sản khoa. Có thể những điều này sẽ làm thay đổi kế hoạch điều trị răng miệng của bạn đấy.
- Tránh chụp X-quang: Trong một số thủ thuật nha khoa, bạn sẽ được yêu cầu chụp X-quang để xem cấu trúc răng, hàm… Thực ra, những ảnh hưởng của tia X đến thai nhi rất ít được ghi nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, góc quét tia X có thể ảnh hưởng đến vùng sàn chậu. Tiếp xúc với tia X nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư cho người mẹ. Vì vậy, các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp khác như siêu âm thay vì sử dụng X-quang trong thời gian mẹ đang mang thai.
- Duy trì kiểm tra răng miệng: Việc kiểm tra răng miệng nên được duy trì suốt quá trình mang thai, bởi sự thay đổi về hoóc-môn sẽ khiến lợi trở nên mềm và dễ chảy máu hơn. Đặc biệt, khi bạn cảm thấy các mảng bám khó chịu hay bị chảy máu chân răng thì nên đến gặp nha sĩ ngay.
- Sử dụng kem đánh răng có ít mùi vị: Những cơn ốm nghén có thể khiến bạn buồn nôn khi ngửi mùi kem đánh răng. Nếu vậy, nên tìm một loại kem đánh răng có ít mùi hương và vị dịu hơn loại bạn thường dùng.

9 mẹo chữa ốm nghén cho phụ nữ mang thai Ốm nghén được coi là “tác dụng phụ” của việc mang thai và khiến nhiều chị em khổ sở. Nếu bạn đang bị cơn ốm nghén hành hạ, sao không thử các cách chữa ốm nghén bên dưới?
- Không dùng quá nhiều nước súc miệng: Các loại nước súc miệng thường chứa cồn, một chất được xem là cấm kỵ với phụ nữ mang thai.
- Kiêng ăn đồ ngọt: Bạn biết đấy, chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng.
- Duy trì chế độ ăn cân bằng: Những chiếc răng đầu tiên của bé sẽ được hình thành vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ. Một chế độ ăn với nguồn canxi phong phú, dồi dào như sữa, phô mai, yogurt sẽ rất tốt cho hàm răng và hệ xương đang hình thành của bé.
-
Mẹ đã biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai?Mẹ có biết rằng những phụ nữ mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân cao gấp 7 lần so với thai phụ có răng miệng khỏe mạnh?
-
16 điều chị em cần làm trước khi dự định có thai: Chăm sóc sức khỏeBạn dự định có em bé trong thời gian tới? Danh sách 20 điều cần làm dành cho chị em mong có con dưới đây sẽ giúp bạn sẵn sàng cả về sức khỏe và tinh thần trước một trong những bước ngoặt lớn nhất...
-
Chăm sóc răng miệng cho bé những năm đầu đờiBé yêu có nụ cười xinh như thiên thần với hàm răng chắc khỏe là mong muốn của bất kì cha mẹ nào. Vì vậy, cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho các bé ngay từ những năm đầu đời.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Bình Yên
Mình mới tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông làm răng xong được ưu đãi 30%, tí nữa mất cả hàm răng, hazzz, mọi người tham khảo link này nhé
https://benhvienphuongdong.vn/dan-rang-su-veneer/
ME CUA BAO ANH
bệnh răng ko ngờ cũng ảnh hưởng ghê thật
Thục Quyên
Mình cũng thấy ngạc nhiên về điều này.
Ngoc Xuyen Tran
Cảm ơn MB luôn có nhiều thông tin hay để mình thêm hiểu biết!
Ngoc Xuyen Tran
Mình vô cùng bất ngờ vì sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng đến sinh sản nữa!
ME CUA BAO ANH
em cũng thế. giờ mới được độc đến thông tin này