của bé
Bệnh máu nhiễm mỡ đang có xu hướng ngày càng phổ biến vì thói quen sinh hoạt mất cân bằng của nhiều người. Đặc biệt, mẹ bầu nếu như mắc bệnh máu nhiễm mỡ trong thai kỳ càng phải nên thận trọng để hạn chế nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
Nội dung bài viết
Bệnh máu nhiễm mỡ có thể khiến nhiều mẹ bầu lâm vào tình trạng nguy kịch. Các mẹ bầu đã từng được cảnh báo về chứng bệnh này chưa?
Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu
Tùy theo mức độ khác nhau mà những triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu cũng không nhất quán. Mặc dù vậy, xét về biểu hiện chủ yếu nhất của bệnh có thể chú ý những vấn đề sau:
Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ thường không có cảm giác khó chịu gì rõ rệt, cho nên ngoài các xét nghiệm, siêu âm thai kỳ thì bạn nên thêm vào một hạng mục là xét nghiệm mỡ máu định kỳ để tránh bệnh chuyển biến nặng do không phát hiện sớm.
Triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ có thể kể đến như chóng mặt, mệt mỏi, tinh thần uể oải, mất ngủ, hay quên, tê tay chân, tức ngực, tim đập nhanh… Ngoài ra, bạn còn có thể có thêm nhiều triệu chứng tổng hợp xen lẫn nhau của một số bệnh khác thường xảy ra trong thai kỳ.
Nếu bị máu nhiễm mỡ nặng hơn, bạn sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện choáng váng, đau đầu, khó thở, méo miệng, mất khả năng nói chuyện. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành, thậm chí là tai biến mạch máu não.
Bệnh máu nhiễm mỡ ở mẹ bầu nguy hiểm thế nào?
1. Nguy hiểm đối với mẹ
Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ có thể gặp sự biến đổi xấu ở các cơ quan khác trong cơ thể. Điều đầu tiên phải kể đến là não bộ. Động mạch não bị co thắt khiến cho cơ quan não bị thiếu máu, phù nước làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở, nôn ói, chuột rút khi mang thai. Trường hợp nặng hơn còn khiến các mạch máu co lại kèm theo tắc nghẽn, gây ra xuất huyết dẫn đến hôn mê.
Bên cạnh đó, bệnh máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai còn có thể gây ra thiếu máu ở thận, hình thành các khối tụ máu và tổn thương chức năng thận, khiến cho mẹ bầu dễ bị protein niệu, khó tiểu, nặng hơn là bị suy thận.
Cũng tương tự, động mạch vành ở tim khi không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, phù nước, xuất huyết. Do động mạch xung quanh bị co thắt, lực cản tăng, tim phải chịu áp lực nặng nề hơn làm cho suy tim.
Bệnh này còn có thể ảnh hưởng đến võng mạc của bà bầu. Các động mạch nhỏ ở đây bị co thắt, thiếu máu và sưng phù nặng, dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, thị lực mơ hồ, nghiêm trọng hơn còn có thể bị mất ánh sáng tạm thời.
Ngoài ra, động mạch hình xoắn ốc ở nhau thai trong bụng mẹ dễ xảy ra hiện tượng xơ vữa cấp tính, gây ra nứt vỡ các mạch máu, dẫn đến nhau thai bị rách sớm hơn chu trình thai kỳ bình thường.
2. Nguy hiểm đối với thai nhi
Máu nhiễm mỡ trong thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhau thai, tạo thành tình trạng máu không cung cấp đủ nhu cầu, từ đó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của bé. Trẻ dễ bị nhẹ cân, không những vậy nếu phát sinh thêm vấn đề tắc nghẽn mạch máu, chứng này còn dễ gây ngạt thở cho thai nhi, vô cùng nguy hiểm.
Mẹ bầu bị bệnh máu nhiễm mỡ nên điều dưỡng thế nào?
♦ Chế độ ăn uống khoa học
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, bệnh máu nhiệm mỡ có mối liên quan chặt chẽ với vấn đề ăn uống hàng ngày của bạn. Lại nói, trong thời gian mang thai, hầu như phụ nữ đều cố gắng ăn nhiều với mong muốn em bé phát triển tối ưu, cho nên lượng thức ăn (trong đó có không ít hàm lượng lipid) cũng tăng lên. Chính vì vậy, việc kiểm soát khẩu phần ăn luôn có vai trò quan trọng trong việc điều trị, phòng ngừa máu nhiễm mỡ.

Ăn nhiều thực phẩm mát như rau xanh và trái cây
- Thực phẩm cho mẹ bầu nên chế biến thanh đạm một chút, có thể kết hợp đa dạng giữa các món chay và món mặn để không tạo gánh nặng cho cơ thể mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ lẫn thai nhi.
- Chú ý giảm thiểu các thực phẩm nhiều chất béo và chứa cholesterol cao như tủy động vật, lòng đỏ trứng, gan gà. Các món ngọt cũng cần hạn chế tối đa, làm sao để kiểm soát lượng lipid hấp thu vào mỗi ngày ở mức 30-50g là hợp lý. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít ăn muối và nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu cải, dầu mè. Một số nguyên liệu giàu chất xơ, có tác dụng giảm mỡ máu như rau cần, hành tây, mướp… là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu.
- Ăn uống đúng giờ, đảm bảo không để quá đói rồi mới bổ sung thực phẩm, đồng thời cũng không ăn quá no gây gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu, cũng khiến cho tốc độ phân giải lipid trong cơ thể nhanh hơn, khiến cho mỡ máu tăng lên.
- Uống trà đúng cách có hiệu quả phòng ngừa máu nhiễm mỡ. Lá trà có chứa thành phần catechin, có tác dụng tăng cường tính đàn hồi, sức bền cũng như tính thẩm thấu của các mạch máu, ngăn ngừa hiệu quả chứng xơ cứng mạch máu. Ngoài ra, theophylline và cafein trong lá trà còn giúp thần kinh hưng phấn, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và lợi tiểu.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm soát tốt liều lượng trà uống mỗi ngày, không nên lạm dụng mà gây phản tác dụng. Trà xanh chính là lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai, chú ý pha loãng và mỗi ngày chỉ uống khoảng 100-150ml là vừa đủ, tránh uống trà quá nhiều gây kích thích làm tim đập nhanh, ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bị sảy thai: Tất tần tật những điều cần biết Khi que thử thai báo hiệu một mầm sống bắt đầu, hẳn bạn đã vui mừng và hạnh phúc biết bao nhiêu, thế nhưng rủi ro cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào khiến bạn bị sảy thai và đau khổ. Làm thế nào để biết được mình bị sảy thai? Làm thế nào để vượt qua nỗi đau buồn để phục hồi sức khỏe và bắt đầu...
♦ Vận động hợp lý
Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu phòng ngừa máu nhiễm mỡ và cải thiện tình hình nếu đang mắc bệnh. Phụ nữ mang thai hiển nhiên không nên vận động quá mạnh mà nên lựa chọn các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, tùy theo sức khỏe của mình, điển hình như yoga, tản bộ hoặc một số việc nhà vừa sức của bạn đều tốt cho thai kỳ.
Bệnh máu nhiễm mỡ ở mẹ bầu nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ, bạn vẫn có thể phòng tránh được. Vì vậy hãy điều dưỡng đúng cách và đừng quá lo lắng, bạn nhé!
Lê Phương
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!