của bé
Bạn có bất ngờ khi biết rằng việc mang thai đồng nghĩa với gia tăng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ? Rất hiếm chị em không mắc phải bất cứ điều nào trong 9 hiện tượng bất thường khi mang thai bên dưới.
Nội dung bài viết
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Tiền sản giật
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Tiểu đường thai kỳ
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Nhồi máu cơ tim
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Thiếu máu
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Đau lưng
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Hội chứng Pica
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Máu đông
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Nhức đầu
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Phù chân
- Dấu hiệu bất thường khi mang thai dưới 36 tuần
- Dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Tiền sản giật
Tiền sản giật tấn công bất ngờ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, với biểu hiện tăng huyết áp và protein dư thừa trong nước tiểu. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận, động kinh, tổn thương gan, các vấn đề hô hấp và thậm chí tử vong. Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng dần theo tuổi tác. Chỉ số BMI cao và bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bà bầu sẽ buộc phải sinh con ngay lập tức cho dù thai nhi đã đủ tháng hay chưa để tránh biến chứng nặng và gây tử vong cho mẹ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và theo dõi thường xuyên, mẹ có thể tránh tình huống xấu nhất này và tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh.

Khám thai định kỳ là cách cơ bản nhất để sớm phát hiện các tình trạng bất thường khi mang thai
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 2-14% phụ nữ mang thai và đang gia tăng suốt nhiều năm nay. Những người có chỉ số BMI cao, tăng cân quá nhiều, ít vận động hoặc gia đình có tiền sử bị tiểu đường cũng dễ mắc bệnh này hơn.
Các mẹ có thể phòng tránh bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc hoặc tiêm insulin để ổn định lượng đường trong máu.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Nhồi máu cơ tim
Hệ thống tim mạch của phụ nữ biến đổi khi mang thai: lượng máu tăng gấp đôi, tăng nhịp tim và huyết áp giảm do tăng lưu lượng máu đến tử cung. Thông thường, những thay đổi này tương đối vô hại và phụ nữ khỏe mạnh không có tiền sử bệnh tim sẽ không phải đối diện với nguy cơ gia tăng các vấn đề về tim mạch khi mang thai.
Có khoảng 1-3% trường hợp phụ nữ mắc phải những vấn đề về tim khi mang thai. Ngoài ra, bệnh tim còn dẫn đến 10-15% ca tử vong có liên quan đến thai kỳ. Mặc dù còn tồn tại nhiều rủi ro nhưng các bà mẹ gặp vấn đề về tim vẫn có thể vui khỏe khi mang thai nếu thường xuyên thăm khám bác sĩ.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Thiếu máu
Phụ nữ khi mang thai còn phải đối phó với tình trạng thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thấp. Sắt là một thành phần quan trọng giúp tạo ra hồng cầu nhưng nhiều phụ nữ không có đủ chất sắt để theo kịp với nhu cầu gia tăng về lượng máu cũng như sự phát triển của nhau thai và thai nhi.
Tuy không lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề khác như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, tiền sản giật cũng như cản trở quá trình phát triển sau này ở trẻ.
Những nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 56 triệu phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn cầu. Đa số các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, tại đây có đến 80% phụ nữ mang thai có thể bị thiếu máu. May mắn thay, các mẹ có thể tự bảo vệ mình bằng cách ăn thịt đỏ, bổ sung sắt và axit folic (axit folic giúp thúc đẩy việc sản xuất các tế bào hồng cầu mới) trước khi mang thai.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Đau lưng
Vấn đề này phổ biến đến nỗi nếu bạn mang thai mà không phải chịu đựng những cơn đau lưng, bạn nên thấy mình quá ư may mắn vì là một ngoại lệ hiếm có. Các nhà nghiên cứu ước tính cứ hai phụ nữ mang thai thì có một người bị đau lưng và tỷ lệ này tăng đến 75% từ tháng thứ 6-9 của thai kỳ.
Cơn đau thường tập trung ở khu vực phía dưới cột sống, tại điểm giao với xương chậu. Nguyên nhân gây ra gồm nhiều yếu tố, bao gồm cả những thay đổi tự nhiên về tư thế, dây chằng bị kéo giãn cũng như những thay đổi trong hệ thống cơ bắp và mạch máu.
Thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ và dùng acetaminophen (cần có sự chỉ định của bác sĩ) cũng có thể giúp các mẹ giảm đau đôi chút. Ngoài ra, các bài tập dưới nước cũng khá hiệu quả và phát huy tác dụng với nhiều người.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Hội chứng Pica
Hội chứng Pica là trạng thái thèm ăn các vật thể phi thực phẩm, có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đất, cát, phấn, vụn sơn… khi mẹ mang thai. Hội chứng này đã được Hippocrates miêu tả từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên và vẫn là một bí ẩn cho các nhà khoa học hiện nay.
Theo nghiên cứu của trường Đại học California Davis, cách giải thích hợp lý nhất cho hội chứng này là mẹ bầu nghĩ “thực phẩm pica” có thể tiêu hóa nhiều chất độc ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ sẽ tăng cường ăn những thực phẩm này để bảo vệ con yêu.

Nằm gác chân cao sẽ giúp bạn tránh được tình trạng phù chân
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Máu đông
Máu đông hay huyết khối khá nguy hiểm vì khả năng phụ nữ nhiễm bệnh tăng gấp 6 lần khi đang mang thai, do sự thay đổi hormone làm tăng các yếu tố làm đông máu. Nếu bạn chỉ bị huyết khối bề mặt, việc điều trị tương đối dễ dàng. Nhưng nếu không chữa trị, cục máu đông có thể vỡ ra, đi vào tim, phổi và đe dọa tính mạng.
May thay, các mẹ bị huyết khối có thể điều trị bằng liệu pháp heparin. Heparin không truyền từ mẹ sang bào thai nên rất an toàn trong suốt thời kỳ mang thai cho cả mẹ và bé.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Nhức đầu
Phụ nữ trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ thường bị nhức đầu nhưng triệu chứng này có xu hướng biến mất khi mẹ bước vào tháng thứ 6. Dù tưởng chừng như vô hại nhưng nhức đầu có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như xuất huyết não hoặc các khối u.
Ngoài ra, nhức đầu còn xuất hiện trước cơn động kinh do sản giật (triệu chứng nghiêm trọng sau tiền sản giật). Tuy nhiên, mẹ bầu không cần hốt hoảng khi bị nhức đầu trừ khi nó đi kèm với những triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như suy yếu một bên cơ thể.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai: Phù chân
Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua hiện tượng này do lượng nước trong cơ thể đã tăng thêm từ 5-8 lít. Khi đó, bàn chân và mắt cá của các mẹ thường sưng phù vào cuối ngày. Cách chữa trị rất đơn giản: gác chân lên cao. Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên đặt chân cao hơn vị trí của tim để giảm sưng phù.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai dưới 36 tuần
- Cảm giác tức ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé đang tụt xuống), đau lưng dưới (đặc biệt là khi trước đây bạn không gặp tình trạng này), đau thắt như khi có kinh hoặc đau bụng, hoặc co thắt hơn 4 lần trong một giờ (ngay cả khi không đau).
- Gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch tiết có sự thay đổi khác thường như trở nên lỏng hơn hoặc có máu (thậm chí ngay cả khi có màu hồng hoặc chỉ lẫn chút máu).

Mẹ cần báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi mang thai
Dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ
- Em bé trong bụng cử động hoặc đạp ít hơn bình thường
- Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
- Âm đạo chảy máu hoặc ra nước
- Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc bí tiểu
- Ói mửa nặng hoặc kéo dài, nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
- Ớn lạnh hoặc sốt từ 38°C trở lên
- Mắt mờ, quáng gà hoặc nhìn thấy các điểm sáng
- Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, đau đầu kèm theo mờ mắt, nói líu lưỡi hoặc tê lưỡi
- Sưng ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù mức độ nặng ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, mắt cá chân hoặc cân nặng tăng nhanh chóng (hơn 2kg trong một tuần)
- Đau ở vùng chân và bắp chân nhiều hoặc dai dẳng, không bớt đau cả khi bạn đã co duỗi mắt cá chân hay hướng ngón chân về phía đầu gối, hoặc một chân bị sưng to đáng kể so với chân kia
- Chấn thương bụng
- Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực
- Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực
- Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
- Ngứa dữ dội khắp người
- Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà lúc bình thường bạn cần đi khám bệnh, ngay cả khi nó không liên quan đến việc mang thai (như hen suyễn trở nặng hoặc cảm lạnh nặng hơn)
Thậm chí, nếu bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường khi mang thai khác, dù không nằm trong danh sách kể trên, bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ. Như thế, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức nếu có vấn đề hoặc sẽ thấy yên tâm nếu biết mọi thứ đều ổn.
-
Mẹ biết gì về thiếu máu khi mang thai?Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là thiếu máu khi mang thai vì giai đoạn này cơ thể cần lượng máu đặc biệt cao.
-
5 mẹo để có một thai kỳ nhẹ nhàng và khỏe mạnhKhi mang thai, bạn có thể sẽ nghe được vô số những điều nên làm và không nên làm. Dưới đây là 5 lời khuyên nho nhỏ từ MarryBaby với hi vọng giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn và thoải mái hơn.
-
Chế độ tăng cân hợp lý trong thai kỳNếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng...
-
Tiền sản giật: “kẻ thù” hàng đầu của mẹ và béTrong đa số trường hợp thai phụ bị tiền sản giật, các triệu chứng nhẹ sẽ xuất hiện khi gần đến ngày sinh, tuy nhiên cả mẹ và bé sẽ không sao nếu được chăm sóc và điều trị đúng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Vuumyka
Cac me bau nen can than nho di sieu am dinh ky hang thang nha