của bé
Nước mía là một trong số những đồ uống tự nhiên lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào cho đúng cách và uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không luôn là vấn đề bận tậm của mọi bà bầu.
Nội dung bài viết
- Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
- 1. Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
- 2. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?
- 1. Ba tháng đầu của thai kỳ
- 2. Ba tháng giữa của thai kỳ
- 3. Ba tháng cuối của thai kỳ
- Tác dụng của nước mía đối với bà bầu
- 1. Cung cấp protein
- 2. Cung cấp chất chống oxy hóa
- 3. Chống viêm đường tiết niệu
- 4. Ngăn ngừa táo bón
- 5. Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời
- 6. Ngăn ngừa các bệnh về da
- 7. Kiểm soát cân nặng
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn về vấn đề này. Mời các mẹ bầu hãy cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời về việc bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không ngay sau đây nhé.
Mía được xem như là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước mía hoặc nạp quá nhiều các loại thực phẩm khác cũng đều không tốt cho sức khỏe thai kỳ.
Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Trong quá trình mang thai, tất các các chất dinh dưỡng đều cần thiết để đảm bảo cho chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa hàm lượng các chất này vào cơ thể thông qua đường ăn uống cần có sự kiểm soát. Do đó, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không còn tùy thuộc vào liều lượng mà bạn uống vào mỗi ngày.
1. Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Nước mía hoàn toàn không đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Song bạn cần uống nước mía với lượng vừa phải vì nếu uống quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Trường hợp này bạn cần thận trọng khi uống nước mía, nhất là bà bầu bị tiểu đường tuýp 2 vì loại thức uống này có chứa nhiều đường. Việc uống hàng ngày với liều lượng nhiều sẽ làm cho tình trạng tiểu đường thêm tăng nặng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.
Bạn có thể thay thế nước mía bằng các đồ uống giàu carbohydrates phức tạp (còn gọi là carbohydrates phức hợp, tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ). Carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn bệnh bùng phát.
Một số thức uống tốt cho bà bầu bị tiểu đường có thể thay thế cho nước mía bao gồm:
- Nước cam
- Nước ép táo
- Nước ép lê
- Nước ép ổi
- Nước ép đào (bà bầu chỉ nên uống loại nước ép này vào tam cá nguyệt thứ 3 và không nên uống ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé)

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Chắc chắn có vì bà bầu dùng thức uống nào nhiều quá cũng không tốt.
Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?
Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước mía đối với bà bầu, bạn cần uống loại nước này một cách điều độ, hợp lý trong từng tam cá nguyệt như sau:
1. Ba tháng đầu của thai kỳ
Bà bầu 3 tháng đầu có nên uống nước mía? Thời gian này mẹ sẽ thấy khá mệt mỏi và thường xuyên bị các cơn ốm nghén hành hạ. Việc uống nước mía lúc này là giải pháp thích hợp để bổ sung năng lượng cho cơ thể và giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu.
Trong thời gian này, bạn nên uống khoảng 150ml nước mía mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Bạn có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng vào nước mía để uống để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm.
2. Ba tháng giữa của thai kỳ
Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu nên bạn có thể thoải mái uống nhiều loại nước khác nhau bao gồm cả nước mía. Nước mía rất giàu năng lượng để giúp bạn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, đuối sức và cả giúp cơ thể giải nhiệt. Thời gian này bạn chỉ nên uống nước mía với liều lượng khoảng 2-3 lần/tuần.
3. Ba tháng cuối của thai kỳ
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ bầu có thể uống thêm nhiều nước mía. Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể uống khoảng 200ml với liều lượng 2 lần/ngày và uống đều đặn mỗi ngày 1 ly.
Tác dụng của nước mía đối với bà bầu
Tác dụng của nước mía rất tốt cho bà bầu bao gồm:
1. Cung cấp protein
Protein rất quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ lượng protein cần thiết, bạn nên uống nước mía, bởi mía có hàm lượng protein khá cao.
2. Cung cấp chất chống oxy hóa
Nước mía là nguồn rất giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, thức uống này giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Bà bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
3. Chống viêm đường tiết niệu
Việc uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Ngăn ngừa táo bón
Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.
5. Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời
Nước mía giúp cân bằng nồng độ bilirubin, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể giúp thai nhi tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi chào đời. Nồng độ bilirubin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
6. Ngăn ngừa các bệnh về da
Các axit glycolic trong mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện những vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, tàn nhang…
7. Kiểm soát cân nặng
Polyphenol của mía hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát.

3 lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất tăng lên. Đó là lý do các bác sĩ khuyên ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày đầy đủ dưỡng chất mà mẹ cần bổ sung thêm bằng viên uống vitamin đa chất.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm, nhất là những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
-
Bà bầu uống nước mía khi mang thai có lợi hay hại?Với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Liệu bà...
-
6 loại thức uống bầu nên chọnUống nước thường xuyên là một thói quen tuyệt vời, nhất là khi bạn đang mang thai. Bên cạnh nước lọc, bạn còn rất nhiều lựa chọn thức uống tốt cho bà bầu như danh sách dưới đây. Đừng để mất thói...
-
Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?Phụ nữ mang thai uống gì thì tốt? Bà bầu có được uống nước mía 3 tháng đầu? Bên cạnh nước lọc còn có nhiều món uống thơm ngon và giàu dinh dưỡng khác. Dưới đây là 3 món uống mà chị em không nên bỏ...
-
Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳTrong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ phải đặc biệt tăng cường bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thường phải...
-
Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?Nước dừa được ca tụng là "thức uống của bà bầu", tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc: Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Bùi thị thu thuý
nước mía tốt cho bà bầu nè, nhất là khi thai chậm lớn. nhưng không được lạm dụng dễ gây ra tiểu đường