của bé
Ngoài một số phiền toái nho nhỏ, phần lớn trường hợp bà bầu bị tiêu chảy đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một vài trường hợp nghiêm trọng, đau bụng tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiêu chảy
- 1. Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, lỗi lớn do hormone
- 2. Chế độ ăn uống
- 3. Vitamin
- 4. Nguyên nhân khác
- Tiêu chảy khi mang thai: Khi nào nguy hiểm?
- Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
- 1. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
- 2. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?
- Những lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy
- 1. Vệ sinh kỹ
- 2. Đến bệnh viện
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề chung của rất nhiều phụ nữ mang thai. Trong khi nhiều mẹ phàn nàn về tình trạng táo bón, một số mẹ khác lại đang gặp phiền toái vì tiêu chảy. Lo lắng vì sức khỏe một, bầu sợ ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi gấp đôi. Bà bầu bị tiêu chảy có phải vấn đề nghiêm trọng? Khi nào đau bụng tiêu chảy trở thành “báo động đỏ”? Tham khảo ngay thông tin sau đây để biết cách bảo vệ bản thân và bé cưng tốt nhất nhé!
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiêu chảy
1. Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, lỗi lớn do hormone
Sự thay đổi nội tiết tố cũng là “thủ phạm” gây nên nhiều triệu chứng mang thai khó ưa làm mẹ khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu bị tiêu chảy thường lại không do hormone gây nên mà do những tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn do ngộ độc thực phẩm, ký sinh trùng đường ruột hoặc bà bầu bị cảm cúm cũng có thể dẫn đến đau bụng tiêu chảy.
Tuy nhiên, sự đổi hormone thai kỳ khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm khiến sức khỏe đường ruột yếu nên dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. Vì thế, mặc dù cùng ăn ở một quán ăn, nhưng nguy cơ đau bụng tiêu chảy ở bà bầu cao hơn, do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng “tào tháo rượt”.
2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khi mang thai có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các dưỡng chất khiến nhu động ruột bị thay đổi đột ngột, dẫn đến tiêu chảy.
3. Vitamin
Nhiều bà bầu bổ sung vitamin trước khi sinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
4. Nguyên nhân khác
Bà bầu cũng có thể bị tiêu chảy do các vấn đề về sức khỏe như:
- Bệnh crohn
- Bệnh celiac hoặc cường giáp
- Bệnh do virus hoặc vi khuẩn
- Thuốc kháng sinh
Tiêu chảy khi mang thai: Khi nào nguy hiểm?
Hầu hết những trường hợp “Tào Tháo rượt” nhẹ đều có thể tự khỏi sau vài ngày và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, rota virus thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.
Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối bạn không tự ý mua thuốc, bởi nhiều loại thuốc trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, khi gặp những trường hợp sau, bà bầu nên đến bệnh viện ngay:
- Tiêu chảy kéo dài liên tục trong 2 ngày
- Tiêu chảy kèm nôn mửa, sốt
- Bụng đau dữ dội trong nhiều giờ
- Ra máu
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bị tiêu chảy bà bầu nên ăn gì hoặc không nên ăn gì? Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
1. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
♦ Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và không gây kích thích dạ dày.
Một số món ăn dễ tiêu hóa mà bạn nên duy trì trong thời gian này bao gồm:
- Các loại súp, đặc biệt là súp gà
- Các loại cháo, đặc biệt là cháo gà
♦ Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị tiêu chảy
Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên ăn các thực phẩm nhạt để giúp phục hồi chất điện giải bị mất do bị tiêu chảy. Bạn có thể ăn:
- Táo
- Chuối
- Khoai tây
- Cơm
- Bánh mặn
- Bánh mì nướng
- Thịt nạc
- Các loại rau
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu có thể ăn các loại quả chát không gây ảnh hưởng đến thai kỳ như:
- Sung xanh
- Chuối xanh
- Ổi xanh
♦ Đồ uống tốt cho bà bầu khi bị tiêu chảy
- Các loại nước ép trái cây
- Soda không có caffeine
- Đồ uống thể thao
- Các loại nước ép trái cây
2. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Khi bị tiêu chảy, một số đồ ăn, thức uống sau đây có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm mà bà bầu nên tránh.
♦ Các món bà bầu không nên ăn khi bị tiêu chảy
- Món ăn nhiều chất béo
- Món ăn chiên, xào
- Món ăn cay
- Món ăn tanh như hải sản
- Các món sống
- Đồ ăn lạnh
♦ Đồ uống bà bầu không nên dùng khi bị tiêu chảy
- Đồ uống ngọt
- Sữa
- Cà phê
- Trà
- Nước tăng lực
Những lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy cần lưu ý một số điều sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
1. Vệ sinh kỹ
Khi bị tiêu chảy trong thai kỳ, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh kỹ hơn để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì khi đi phân lỏng, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển lên đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.
Vì thế, bạn cần chú ý lau từ trước ra sau và thay giấy trước khi lau lại lần nữa.
2. Đến bệnh viện
Mặc dù tiêu chảy rất phổ biến trong thai kỳ và không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, song nếu có các triệu chứng sau, bà bầu cần đến bệnh viện để được điều trị sớm vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước.
- Tiêu chảy kéo dài
- Bị co thắt bụng
- Thai nhi ít cử động hơn bình thường
- Mất nước
- Sốt hoặc nôn
- Phân lẫn máu
- Đau bụng dưới

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui Dù không nói ra, nỗi sợ về biến chứng hay tai nạn thai kỳ luôn “luẩn quẩn” trong đầu các mẹ bầu. Trong đó, dấu hiệu nguy hiểm nhất phải kể đến là tình trạng ra máu bất thường. Hiện tượng này có thể không mấy khó đoán và xử lý khi bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đã bước vào...
Vấn đề về bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hoặc không nên ăn gì mà Marry Baby vừa giải đáp có thể chưa phải là tất cả. Vì vậy, các mẹ có thêm bí quyết gì hay để chữa tiêu chảy khi mang thai thì hãy chia sẻ thêm dưới bài viết này nhé.
Hanako
-
10 triệu chứng khi mang thai khiến bầu phải "đỏ mặt"Dưới sự thay đổi của các loại hoóc-môn thai kỳ, cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều biến đổi trong suốt thời gian mang thai. Và một hoặc nhiều trong số đó có thể khiến bầu cảm thấy vô cùng hoang mang,...
-
Từ A - Z triệu chứng khi mang thai khó ưaĐa phần những triệu chứng khi mang thai bạn gặp phải đều khá bình thường. Tuy nhiên nếu không hiểu và tìm cách khắc phục sớm, tình trạng trở nên trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức...
-
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần cân bằng như thế nào?Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nước rút để thai nhi phát triển, cũng như dự trữ cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào để hoàn thành sứ mệnh sinh và nuôi con sau này. Vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà...
-
"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biếtKhông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 5 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây. Không cần hoang mang quá mức,...
-
“Đọc vị” ngay các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuầnNhững ngày cuối thai kỳ, mẹ nào cũng đầy hồi hộp, ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Đôi khi ngày dự sinh sẽ không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể. Mẹ ơi, cùng "điểm danh" những...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ Ớt
mình bầu cũng toàn bị táo bón à, nhưng đọc bài này mới biết nếu bầu lỡ bị tiêu chảy kéo dài cũng nguy hiểm quá
Lan Nguyễn
Lúc mới bầu em toàn bị táo bón nhiều chứ chẳng tiêu chảy bao giờ . Cũng may ăn uống điều độ nên sau tự hết táo bón. Không ngờ tiêu chảy lại nguy hiểm với mẹ bầu đến vậy