Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 02/08/2023

Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?

Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?
Lần đầu hồi hộp chờ chuyển phôi thành công để được làm mẹ hẳn ai cũng mong thai bám vào thành tử cung thật chắc. Ăn gì để thai bám chắc lúc này trở thành câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm.

Bị động thai (bác sĩ hay giải thích một cách đơn giản để bạn dễ hiểu là thai không bám chắc vào buồng tử cung) trong những tuần đầu tiên của thai kỳ là một tin không vui. Việc quan trọng nhất cần thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé.

Hiện tượng phôi thai không bám chắc vào thành tử cung

Hiện tượng làm tổ là một quá trình phức tạp, đó là sự kết hợp giữa nội mạc tử cung và phôi thông qua nhiều cơ chế hoá học, nội tiết, miễn dịch của tế bào mẹ và nhau thai, giữa tế bào nhau thai và phôi và giữa tế bào mẹ và phôi. Bản thân phôi cũng tự tiết ra một loại protein bám trên bề mặt, giúp phôi đang ở trạng thái di chuyển tự do trong lòng tử cung sang bám dính vào nội mạc tử cung. Vị trí bám dính hay gặp nhất là đáy tử cung.

Đó là sự kết hợp giữa nội mạc tử cung và phôi thông qua nhiều cơ chế như tự tiết nội tiết của tế bào mẹ và nhau thai, giữa tế bào nhau thai và phôi và giữa tế bào mẹ và phôi. Bản thân phôi cũng tự tiết ra một loại protein bám trên bề mặt, giúp phôi đang ở trạng thái di chuyển tự do trong lòng tử cung sang bám dính vào nội mạc tử cung. Vị trí bám dính hay gặp nhất là đáy tử cung.

ăn gì để thai bám chắc
Chỉ có những bà bầu thực sự nhạy cảm mới nhận ra mối liên kết với thai nhi từ những tuần đầu tiên của thai kỳ

Để tránh dọa sảy thai và sảy thai mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho thai kỳ là: Nghỉ ngơi, ăn uống và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Việc động thai, thai nghén thất bại sớm trong 3 tháng đầu thường do bản thân bất thường ở phôi thai và đây là quá trình tự nhiên. Nếu thai khoẻ mạnh, thai kỳ thường phát triển tốt. Điều trị chủ yếu trong trường hợp này là tránh các tác nhân có hại, hổ trợ, theo dõi là chính.

Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung?

Không có một loại thực phẩm nào cho đến nay được chứng minh là có hiệu quả để giúp thai bám chắc vào buồng tử cung hơn. Nhưng một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh trong 3 tháng đầu là điều cần thiết để thai phát triển tốt. Giai đoạn này thai chưa cần quá nhiều dinh dưỡng, nên mẹ không quá lo lắng. Việc cần làm là ăn uống sao cho ngon miệng, có tinh thần thoãi mái, không gây hại cho sức khoẻ, tránh các tác nhân có thể gây dị tật, bổ sung những chất đã được chứng minh là dự phòng dị tật thai nhi như acid folic.

Chuyển phôi xong nên ăn gì?

Những tuần đầu tiên sau chuyển phôi tương ứng với những tuần đầu tiên trong một thai kỳ bình thường, chính là giai đoạn hình thành nên tất cả các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi.

Trong thời gian này, mẹ nên chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, sạch để tránh ngộ độc, đau bụng… Mẹ cũng đừng quên tìm hiểu những lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để ăn đủ và đúng nhé.

  • Uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây hoặc trái cây tươi. Nên chọn những loại trái cây có tính mát như cam, chuối, khoai lang… Nên ăn nhiều loại canh rau có màu xanh đậm để kịp thời bổ sung a-xit folic cho thai nhi.
  • Sau chuyển phôi từ 1 tuần – 10 ngày, mẹ có thể ăn uống bình thường, nên ăn đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm.

Ăn gì để phôi thai phát triển tốt nhất?

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, a-xit folic, đạm, sắt và canxi là 4 chất mẹ không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của mình.

A-xít folic

Acid folic cần thiết cho sự phát triển phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Phụ nữ mang thai cần 400 mcg/ngày, gấp đôi người bình thường, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi, đối với những phụ nữ đã sinh con có dị tật ống thần kinh, liều acid folic cần cao hơn. Giai đoạn đầu của thai kỳ nếu không bổ sung đầy đủ acid folic có thể gây các khuyết tật về ống thần kinh, bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh, gây sẩy thai…

Chất đạm

Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể khoảng 71g đạm. Có nhiều nguồn cung cấp đạm trong các thực phẩm hằng ngày như thịt, trứng, các loại đậu… Tuy nhiên, cá vẫn là một trong những nguồn đạm tốt nhất. Mẹ bầu nên ăn ít nhất 2 bữa cá/ tuần.

ăn gì để thai bám chắc 1
Chế độ dinh dưỡng đủ chất nhưng không ăn cho 2 người giúp bé khỏe, mẹ ổn

Chất sắt

Thành phần không thể thiếu giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vấn đề phổ biến ở hầu hết các phụ nữ mang thai. Mẹ bầu sẽ cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại rau như rau bina và các loại đậu nhiều sắt như đậu lăng. Những thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bạn hấp thu sắt từ thực vật tốt hơn. Vì vậy, mẹ bầu đừng bỏ qua các loại trái cây họ nhà cam, quýt để bổ sung vitamin C cho cơ thể nhé!

Canxi

Thai nhi cần canxi để hình thành xương và răng. Trong trường hợp bạn không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết, bé sẽ lấy canxi tích trữ trong xương của bạn.Uống sữa hoặc tiêu thụ các chế phẩm từ sữa 4 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn có 1.000mg canxi.

Tìm hiểu kỹ việc ăn gì để thai bám chắc trong những tuần đầu thai kỳ không chỉ hỗ trợ thai nhi phát triển tốt mà còn giúp bà bầu tự tin trên hành trình 40 tuần thai đầy khó khăn nhưng hạnh phúc.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Foods to eat during the 2 week wait

Foods to eat during the 2 week wait


Ngày truy cập: 12.7.2023

2. 10 foods to eat during pregnancy
https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/10-foods-to-eat-during-pregnancy-for-a-healthy-baby/articleshow/67471406.cms
Ngày truy cập: 12.7.2023

3. Baby movement in the womb
https://www.nct.org.uk/pregnancy/tests-scans-and-antenatal-checks/baby-movement-womb
Ngày truy cập: 12.7.2023

4. The importance of nutrition in pregnancy and lactation: lifelong consequences
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9182711/
Ngày truy cập: 12.7.2023

5. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Ngày truy cập: 12.7.2023

6. Nutrition During Pregnancy
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/nutrition-during-pregnancy
Ngày truy cập: 12.7.2023

x