Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2015

Muốn mang thai: Cẩn thận món cá!

Muốn mang thai: Cẩn thận món cá!
Để tăng khả năng thụ thai, bạn nên lựa chọn thực phẩm cẩn thận, đặc biệt là món cá. Làm sao để tránh nạp thủy ngân nhưng lại hấp thu nhiều chất béo omega-3 từ cá?
an ca khi mang thai
Cẩn thận với cá chứa nhiều thủy ngân mẹ nhé!

1/ Có nên ăn cá khi đang cố gắng thụ thai?

Omega-3 và DHA có trong cá là nguồn dưỡng chất dồi dào hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Hơn nữa, cá còn chứa ít chất béo bão hòa, giàu đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cộng hưởng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, khoảng thời gian trước khi thụ thai 3 tuần, bạn có thể bắt đầu thêm nhiều cá vào thực đơn ăn uống để làm tiền đề cho kho dinh dưỡng của thai nhi.

Tuy nhiên, một số loại cá chứa thủy ngân, với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của bé. Dù bạn có ăn trước khi mang thai, nhưng cơ thể vẫn lưu giữ đủ “tàn tích” để có thể tác động xấu đến thai nhi. Nguy hiểm là vậy, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên ăn một số loại cá nhất định nếu muốn thụ thai.

2/ Tại sao cá lại chứa thủy ngân?

Thủy ngân có ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí bạn đang hít thở. Một số nguồn là tự nhiên, như cháy rừng hay núi lửa. Còn lại là sự phát tán từ các nhà máy điện, xi măng, hóa chất… Thủy ngân được sử dụng để sản xuất nhiệt kế, máy điều nhiệt.

Khi thủy ngân lắng xuống nước, nó tự động chuyển hóa thành vi khuẩn methylmercury, liên kết cực kỳ chặt chẽ với các mô cơ của cá. Vì vậy, dù cho đã nấu chín, chất độc này vẫn còn nguyên.

3/ Hệ quả khi ăn cá nhiều thủy ngân

Cơ thể sau khi hấp thụ thủy ngân từ cá, sẽ tích tụ lượng chất độc này trong nhiều tháng. Khi bạn mang thai, thủy ngân từ cơ thể đi qua nhau thai trực tiếp “tiếp xúc” với thai nhi trong bụng. Ngoài làm suy giảm sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, thủy ngân còn ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức, vận động và thị giác.

Phụ nữ có thai, đang có ý định sinh con, vừa sinh con xong và đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng tuyệt đối không được ăn cá chứa thủy ngân.

4/ Cá nào mới tốt?

Năm 2004, viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, EPA đã khuyến cáo 4 loại cá phụ nữ không nên ăn nếu muốn thụ thai: Cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và cá kình. Danh sách này còn được nới dài thêm sau đó: Cá ngừ, cá chẽm, cá hồng vàng…

Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 350gram cá hồi, cá cơm, cá trích, cá thu nhỏm, cá mòi… Đặc biệt nên tránh ăn cá ngừ đóng hộp. Không nên ăn cá khi bạn chưa biết rõ nguồn gốc và xác định được độ an toàn của nó.

5/ Nguồn dinh dưỡng tương tự nhiên

Ngoài cá, bạn có thể bổ sung thêm omega-3 và DHA từ trứng, sữa, sữa đậu nành, trái cây, các loại ngũ cốc, bơ thực vật. Các viên uống bổ sung cũng là lựa chọn lý tưởng, nhưng phải cẩn thận vì nó thường chứa nhiều vitamin A. Với liều lượng cao, vitamin A sẽ có thể gây độc cho phụ nữ mang thai.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x