Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/04/2018

12 điều nên và không nên khi mang thai (P.1)

12 điều nên và không nên khi mang thai (P.1)
Các mẹ có thể đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về cách chuẩn bị mang thai, nhưng liệu đã hiểu rõ những gì mình cần làm và cần tránh khi thực sự mang thai?

Có rất nhiều điều đã quá rõ ràng như tránh xa thuốc lá và rượu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều nên và không nên mà bạn có thể chưa chắc chắn. Ví dụ, bạn có biết rằng mình tuyệt đối không nên lại gần ổ mèo khi đang mang thai hay không?

MarryBaby đã tập hợp một danh sách khá đầy đủ những điều nên làm và không nên làm khi đang mang thai để các bà mẹ tương lai cảm thấy bớt nặng nhọc trong hơn chín tháng mà bạn trải qua.

Nên: Bổ sung axit folic

Trước đây bạn có thể không nghe nói về axit folic nhưng khi bạn đã có thai thì chắc chắn bạn sẽ nghe nói rất nhiều về nó.

Các bác sĩ kiến nghị nên bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày tính từ ngày bạn ngưng các biện pháp tránh thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, vì điều này có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Bạn có thể ăn thức ăn giàu axit folic như gan, bông cải xanh, rau chân vịt, bữa sáng với ngũ cốc được bổ sung dưỡng chất và gạo lức.

Không nên: Dung nạp caffein

Bạn có thể đoán được rằng trà và cà phê có thể nằm trong danh sách hạn chế sử dụng nhưng chưa biết rõ tác động của chúng đến mẹ bầu.

Bạn nên tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn vì chúng có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Đây là dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé.

Quá nhiều caffein cũng góp phần khiến tim đập chậm ở trẻ dẫn đến các nguy cơ về sức khoẻ trong tương lai. Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (NHS) cũng cảnh báo: dung nạp quá nhiều caffein có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, nhanh chóng hạn chế thói quen ngay khi biết mình đã có thai nhé. Nếu tiếp tục duy trì thói quen uống cà phê, bạn nên cất công tìm kiếm loại đã được loại bỏ caffein hoặc kiểm soát lượng sử dụng dưới 200miligram/ ngày.

Không nên: Thử các bài tập lạ

Mặc dù tập thể dục khi mang thai rất tốt cho cơ thể bạn và bé nhưng nếu bạn thử các động tác mà mình chưa từng thực hiện thì có thể lợi bất cập hại.

Cơ thể của bạn đang phải chịu một sự căng thẳng đáng kể; vì vậy, bắt cơ thể phải vượt qua các bài tập mà nó chưa từng trải nghiệm không phải là một ý tưởng khôn ngoan.

Bạn cần tuyệt đối tránh là các môn có sự va chạm hay đòi hỏi vận động mạnh như đá bóng, võ thuật hoặc lặn biển vì chúng có thể gây hại cho bé.

Nên: Duy trì lối sống năng động

Thay vì các bài tập mới, hãy cố duy trì các môn thể thao và bài tập mà bạn đã từng thực hiện trước khi mang thai. Bơi lội, đi bộ và yoga là các phương pháp luyện tập khi mang thai hiệu quả.

khi mang thai
Những bài tập yoga, đi bộ hay bài tập với bóng rất tốt cho thai phụ

Duy trì sự năng động trong quá trình mang thai sẽ giúp cho cơ thể bạn đối phó với những áp lực khi mang thai, sẵn sàng cho quá trình sinh nở và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau khi sinh.

Có một lưu ý nhỏ, đó là bạn nên cố gắng tập nhiều bài tập nhẹ và nếu có tham gia lớp thể dục nào thì cũng luôn cho người hướng dẫn biết rằng bạn đang có thai!

Thanh Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x