Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 13/09/2022

20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai

20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai
Những cơn ốm nghén khi mang thai luôn hành hạ và làm các mẹ bầu khó chịu mỗi ngày. Chị em hãy cùng tham khảo cách giảm nghén 3 tháng đầu tự nhiên, hiệu quả cho thai phụ để thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Đồng thời có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng.

Không phải tất cả nhưng hầu hết các mẹ đều trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Khi những cơn ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần phải biết cách giảm nghén 3 tháng đầu để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm tệ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Đây không chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Nguyên tắc “vàng” trong cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu

Làm sao để bớt nghén trong 3 tháng đầu? Mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

1. Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu: Không được bỏ đói cơ thể

Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

2. Bữa ăn sáng của thai phụ rất quan trọng

Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt, thậm chí là trước khi ra khỏi giường cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng, tiết ra nhiều dịch vị nên dễ kích thích và cần được bổ sung thức ăn.

3. Lựa thực phẩm cho thai kỳ đúng cách

Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm sẽ có mùi vị nhiều hơn khi lạnh và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.

cách giảm nghén 3 tháng đầu
Chọn đúng thực phẩm là cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả

4. Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu: Tránh thức uống có ga

Tuy nằm trong danh sách cần hạn chế, nhưng việc sử dụng một chút nước uống có ga này trong 3 tháng đầu có thể giảm bớt chứng buồn nôn của mẹ bầu. Nhưng mẹ nhớ chỉ dùng 1 chút thôi nhé.

Sau khi đổ nước ngọt ra cốc, thêm 1 vài lát gừng và hâm nóng, bầu đã có ngay một thức uống giảm ốm nghén hiệu quả rồi nhé!

5. Bà bầu cần tập hít thở đúng cách

Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng. Cảm giác buồn nôn của bạn sẽ nhanh chóng được “thổi bay” theo từng hơi thở.

>>> Bạn có thể tham khảo: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Lợi ích, các bài tập và những lưu ý

6. Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày

Tuy chỉ kéo dài chừng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

7. Cách giảm nghén 3 tháng đầu: Hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Nằm trong danh sách những thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nôn ói của bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

cách trị ốm nghén 2
Mẹ bầu nên tránh ăn những món cay nóng sẽ làm tình trạng ốm nghén nặng hơn

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!

8. Ăn trước khi đi ngủ để tránh cảm giác ốm nghén?

Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn là một cách trị ốm nghén tốt cho bầu. Để cạnh giường ngủ những món snack dinh dưỡng lành mạnh giàu chất đạm, ít chất béo, chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa đủ thôi nhé.

9. Cách giảm nghén cho bà bầu: Tránh xa môi trường nhiều mùi

Phần lớn các mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi lỡ ngửi thấy một mùi hương đặc biệt nào đó. Nếu cũng nằm trong số này, bạn nên tìm hiểu và loại bỏ bớt những “nguồn” gây khó chịu này.

10. Tập thể dục nhẹ nhàng

Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên nằm nán lại một chút trước khi ra khỏi giường, ăn nhẹ một chút thực phẩm như đã nói ở trên và sau đó nên vận động cơ thể nhẹ nhàng để có tinh thần thoãi mái hơn, khí huyết lưu thông cũng có thể hạn chế tình trạng ốm nghén, khó chịu, buồn nôn.

Trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng vào buổi sáng thì bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

11. Ngủ đủ giấc khi mang bầu

Ngủ đủ giấc khi mang thai cũng là một cách giảm nghén 3 tháng đầu. Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt.

Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

12. Cách giảm ốm nghén cho bầu – Uống đủ lượng nước

Một cách giảm nghén 3 tháng đầu là uống đủ nước. Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả.

Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa… Tuy nhiên, cần tránh việc uống quá nhiều nước một lúc, nên chia làm nhiều lần trong ngày để không làm dạ dày đầy nhanh.

13. Cách giảm nghén cho bà bầu: Bổ sung vitamin B6

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong các loại vitamin, B6 là loại có thể hạn chế phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vì vậy, thường xuyên “măm” các thực phẩm giàu loại vitamin này, mẹ nhé!

cách trị ốm nghén 3
Vitamin B6 cũng là một giảm nghén khi mang thai đơn giản, hiệu quả

14. Vấn đề dùng viên sắt trong ba tháng đầu

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt nên tránh cho đến khi triệu chứng ốm nghén được cải thiện vì sắt có thể gây kích thích acid dạ dày và “khiêu khích” cảm giác buồn nôn, nôn.Thay thế bằng các loại vitamin tổng hợp hoặc viên acid folic. Trong trường hợp mẹ uống sắt mà không gặp vấn đề thì hoàn toàn có thể dùng được nhé. Khi không thể dùng sắt có thể bổ sung thông qua thực phẩm giàu chất sắt, các chuyên gia khuyến khích mẹ tự xác định loại thức ăn mà cơ thể có thể dung nạp tốt nhất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

15. Cách giảm nghén với chanh và tinh dầu hương chanh

Chanh có tác dụng tốt trong những cách giảm nghén 3 tháng đầu. Mẹ có thể mua tinh dầu chanh, đổ một lượng nhỏ tinh dầu vào một chiếc khăn tay mùi xoa. Ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu chanh trên khăn và hít thật sâu, sau đó bạn sẽ không thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu nữa.

16. Cách trị ốm nghén bằng gừng

“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Bầu có thể uống trà gừng, hoặc thêm 1 lát gừng vào ly nước nóng. Rất hiệu quả nhé! Sử dụng gừng đã được đưa vào y văn và có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của nó, gừng tươi, bột gừng, trà gừng, tinh dầu…đều được.

cách trị ốm nghén 4
Gừng tươi cũng là cách giảm ốm nghén hiệu quả

17. Giảm nghén khi mang thai với trà bạc hà, tinh dầu bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày.

Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.

Cách 1:

  • Cho một thìa lá bạc hà khô vào một chiếc tách pha trà có vung đậy.
  • Đổ nước nóng đến miệng tách nước.
  • Đậy vung vào và để đó từ 5 – 10 phút.
  • Lọc trà, cho thêm một chút mật ong hoặc đường vào, khuấy đều và uống ngay khi trà còn nóng.

Cách 2:

  • Mua tinh dầu bạc hà, đổ một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà vào một chiếc khăn tay mùi xoa.
  • Ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu bạc hà trên khăn và hít thật sâu. Sau đó bạn sẽ không thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu nữa.

Chú ý: Nếu bạn không thích mùi bạc hà, bạn nên chọn loại thảo mộc khác như chanh hoặc gừng. Nếu không, chính bạc hà lại là nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn nhiều hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các loại rau bà bầu không nên ăn để tránh gây hại cho con

18. Nước cam cũng là một cách giảm nghén hiệu quả

Vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu của cam giúp mẹ bầu tinh thần thoải mái, đối phó hiệu quả với những cơn ốm nghén đáng ghét nữa đấy.

Mỗi ngày mẹ có thể uống từ 1-2 ly nước cam ép hoặc ăn cam để được cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và con đồng thời đuổi ốm nghén khó chịu.

Tuy nhiên, không nên uống lúc đói vì tính axit trong cam cũng khá cao, uống lúc đói có thể gây hại cho dạ dày, cũng chỉ nên uống từng ngụm, không nên uống một lần quá nhiều vì lúc đó có thể kích thích.

19. Làm sao để bớt nghén trong 3 tháng đầu? Hãy thử châm cứu

Châm cứu có thể là một cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả. Châm cứu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh, bao gồm cả chữa chứng buồn nôn ở bà bầu. Châm cứu là cách chữa ốm nghén an toàn và bạn không cần phải lo lắng khi áp dụng cách chữa trị này. Về mặt y học thực chứng, phương pháp này vẫn chưa được ghi nhận thành khuyến cáo điều trị.

Tuy nhiên, bạn không thể tự làm việc châm cứu ở nhà. Bạn cần gặp người có chuyên môn uy tín để châm cứu hiệu quả và an toàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?

20. Ăn vặt là cách giảm nghén 3 tháng đầu

Ăn vặt là một có để giảm ốm nghén, nên ăn một lượng nhỏ cách nhau 1-2 giờ, loại thức ăn nên được chọn lựa cần chứa ít chất béo, lõng để thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn, không nên ăn các loại nhiều dẫu mỡ, cay, quá chua hoặc quá ngọt. Mặc dù trong một thời gian dài bạn có thể được khuyên nên sử dụng các loại snack như bánh quy, nhưng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng, hiện các nhà y học chứng cứ dựa trên nghiên cứu khuyên nên sử dụng các thực phẩm có thành phần protein thì khả năng hiệu qủa sẽ cao hơn.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng hơn thì mẹ cần đi khám bác sĩ để có cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả bảo vệ thai kỳ của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Morning sickness
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/dealing-with-morning-sickness
Truy cập ngày 19/2/2022

2. Morning Sickness (Nausea and Vomiting of Pregnancy)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16566-morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy
Truy cập ngày 19/2/2022

3. Pregnancy – morning sickness
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness
Truy cập ngày 19/2/2022

4. Severe Morning Sickness (Hyperemesis Gravidarum)
https://kidshealth.org/en/parents/hyperemesis-gravidarum.html
Truy cập ngày 19/2/2022

5.Vomiting and morning sickness
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/
Truy cập ngày 4/1/2022

x