Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/10/2020

Nhận biết 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ bị bỏ qua nhất

Nhận biết 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ bị bỏ qua nhất
Cả dấu hiệu mang thai và sắp có kinh nguyệt đều xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Vì vậy, dù không quá khó để phát hiện, nhưng 10 dấu hiệu mang thai sau đây đều bị "ngó lơ"

Trước khi kinh nguyệt “mất tích”, phải thật tinh ý cũng như hiểu rõ về cơ thể bạn mới có thể nhận biết được những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Theo các chuyên gia, mỗi phụ nữ sẽ có những “điềm báo” riêng, và có thể chẳng giống bất kỳ ai. Hơn nữa, phần lớn những dấu hiệu này lại khá giống với dấu hiệu của sự rụng trứng, vì vậy, rất dễ làm các mẹ nhầm lẫn.

Que thử thai 2 vạch
Trước khi que thử thai 2 vạch, bạn có thể tự nhận biết mình mang thai nhờ 10 dấu hiệu sau

1/ Tăng dịch nhầy tử cung

Vào ngày trứng rụng, dịch nhầy tử cung có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường. Điều này khá bình thường, và phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, khá dễ hiểu khi dấu hiệu mang thai sớm này thường bị các mẹ bỏ qua. Đây là dấu hiệu có thai bạn có thể nhận thấy trước khi que thử thai cho kết quả dương tính.

2/ Móng tay, chân dài nhanh hơn

Bạn vừa cắt móng tay, và hôm nay đã phải hẹn làm mòng lại? Rất có thể tình trạng này là do ảnh hưởng của hormone thai kỳ làm móng tay, chân của bạn nhanh dài hơn bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này không xảy ra với tất cả các mẹ. Phải đến tận tuần 20 của thai kỳ, nhiều mẹ mới nhận thấy sự thay đổi này.

Không chỉ tác động đến móng tay, hormone thai kỳ còn ảnh hưởng đến tóc của mẹ. Trong khi nhiều mẹ tóc dài, suôn mượt hơn, nhiều mẹ lại bị rụng tóc.

3/ Thính mũi

Không vì nguyên nhân gì, nếu đột nhiên một ngày bạn trở nên “nhạy cảm” hơn với một mùi nào đó, hoặc cảm thấy món khoái khẩu của mình tự nhiên không còn ngon nữa, khả năng bạn đang có em bé rồi nhé! Đặc biệt, nếu đã từng mang thai, có khả năng bạn cũng sẽ lại có ác cảm với cùng một loại mùi, hoặc thức ăn giống như lần trước đó.

4/ Đau tức ngực

Với nhiều phụ nữ, ngực căng tức là dấu hiệu có thai đầu tiên có thể nhận biết. Tuy nhiên, giống tăng dịch nhầy, tức ngực cũng là dấu hiệu cho thấy sự trứng. Nếu thường xuyên bị căng tức ngực trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, sẽ rất khó để bạn nhận biết dấu hiệu này. Nếu căng tức ngực do hormone thai kỳ, ngoài cảm giác đau nhức, bạn có thể nhận thấy đầu vú trở nên nhạy cảm hơn. Mặc dù vậy, sự khác biệt này quá khó để phân biệt.

5/ Đầy hơi

Hormone progesterone sẽ tác động làm hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên trì trệ hơn bình thường. Hệ quả là đầy hơi, khó tiêu. Dấu hiệu mang thai này thường dễ gây nhầm lẫn, bạn có thể nghĩ đơn giản rằng mình đang bị khó tiêu mà không thể ngờ được rằng mình đang mang một sinh linh nhỏ bé trong người.

6/ Ra máu âm đạo

Trứng sau khi được thụ tinh khoảng 5-6 ngày bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung. Quá trình “định cư” này có thể làm một số mẹ ra máu âm đạo, tuy nhiên chỉ là một vài vệt máu nhỏ, nhạt màu hơn và sẽ biến mất sau 1-2 ngày.

Chỉ khoảng 20% phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu có thai này. Hơn nữa, thời điểm xuất hiện dấu hiệu này thường rất gần chu kỳ kinh nguyệt nên dễ gây nhầm lẫn.

7/ Mệt mỏi

Bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, mẹ bầu cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi. Tùy từng giai đoạn, nguyên nhân làm mẹ mệt cũng sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mệt mỏi thường do cơ thể không được bổ sung đủ nước, hoặc do đường huyết trong máu hạ thấp. Cũng chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những mẹ đang chuẩn bị mang thai nên cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể.

8/ Tâm trạng thay đổi

Vào những ngày trứng rụng, bạn có nhận thấy mình “nhạy cảm” với mọi thứ xung quanh mình hơn hẳn? Chỉ một việc nhỏ cũng có thể làm bạn cảm thấy tủi thân, bật khóc?

Tâm trạng thay đổi
Tâm trạng của mẹ bầu cũng thất thường như thời tiết

Điều này cũng tương tự với tâm trạng của các mẹ trong thai kỳ: Dễ khóc, dễ cười vì những lý do đơn giản. “Thủ phạm” chính gây nên sự thất thường này là do sự gia tăng hormone trong cơ thể, thường xảy ra cả vào thời điểm trứng rụng cũng như thời gian mang thai.

9/ Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Trước ngày rụng trứng và trước khi chu kỳ xuất hiện, khoảng 20% phụ nữ có hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên bị đau đầu. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể.

10/ Chuột rút

Chuột rút thường là dấu hiệu báo động sự hiện diện của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng rất có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất hiếm gặp. Chuột rút khi mang thai chỉ thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi bụng bầu ngày càng lớn làm tăng áp lực xuống phần thân dưới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x