Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 08/04/2022

Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều ba mẹ cần cảnh giác!

Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều ba mẹ cần cảnh giác!
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển rất quan trọng của trẻ vị thành niên. Giai đoạn này, trẻ phải đối diện với sự thay đổi về mặt cơ thể cũng như tâm lý.

Những thay đổi này cũng dễ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực. Nếu ba mẹ không nhận biết những dấu hiệu bị tổn thương ở trẻ sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm.

Tổn thương tâm lý là gì?

Gần đây, mạng xã hội lan tràn nhiều trường hợp trẻ vị thành niên tự tử. Các trường hợp này thường để lại thư tuyệt mệnh cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý của các em. Vậy tổn thương tâm lý là gì?

Theo trang Helpguide.org, tổn thương tâm lý là một sự chấn thương về tâm trí và tình cảm. Điều này bắt nguồn từ những sự kiện căng thẳng bất thường làm mất đi cảm giác an toàn của bệnh nhân. Nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy bất lực trong một thế giới đầy nguy hiểm. Từ đó, bệnh nhân sẽ mất kết nối và không thể tin tưởng vào người khác.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: 10 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi ‘ẩm ương’

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị tổn thương tâm lý

1. Nguyên nhân trẻ bị tổn thương tâm lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sang chấn tâm lý ở trẻ tuổi dậy thì. Điều này có thể xuất phát từ gia đình hoặc xã hội. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý theo Kidshealth.org.

sang chấn tâm lý

  • Trẻ từng trải qua các cuộc tấn công bạo lực như bị hành hung; đánh đập; ngược đãi; hãm hiếp; tra tấn…
  • Trẻ từng hoặc đang bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất.
  • Trẻ từng bị tai nạn.
  • Trẻ từng đối diện với thiên tai như lũ lụt; sạt lở; động đất; sóng thần, núi lửa,…
  • Từng chứng kiến hay bị hỏa hoạn hoặc gặp phải tai nạn liên quan đến lửa.
  • Là nạn nhân của các hành vi bạo hành như bạo lực học đường, bị bắt cóc, bạo hành gia đình…
  • Chứng kiến những người xung quanh trải qua các sự như giết người, tai nạn xe,…
  • Trẻ được chẩn đoán mắc phải một chứng bệnh hiểm nghèo nào đó.
  • Hoặc trẻ phải đối diện với các áp lực của cuộc sống như học tập, gia cảnh không bằng các bạn bè…

2. Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Ba mẹ nên cảnh giác khi nhận biết các dấu hiệu tổn thương tâm lý ở trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu theo Helpguide.org cảnh báo.

  • Bị sốc, luôn phủ nhận hoặc hoài nghi điều gì đó.
  • Né tránh cảm xúc.
  • Thích ở một mình.
  • Khó tập trung.
  • Thường giận dữ, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng hay dễ bị kích động.
  • Luôn cảm thấy lo lắngsợ hãi, mất cảm giác an toàn.
  • Luôn có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tự trách bản thân.
  • Cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng.
  • Cảm thấy mất kết nối với mọi người xung quanh.
  • Mất ngủ hoặc hay gặp ác mộng.
  • Mệt mỏi.
  • Dễ bị giật mình…

Hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý

tổn thương

Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NBCI) cho biết; hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý ban đầu có thể bị mất hy vọng vào cuộc sống. Nếu các tổn thương kéo dài, trẻ sẽ phải đối mặt với mệt mỏi dai dẳng; rối loạn giấc ngủ; ác mộng; sợ hãi tái phát; lo lắng tập trung vào hồi tưởng; trầm cảm; và né tránh cảm xúc, cảm giác hoặc các hoạt động liên quan đến chấn thương.

Khi các hệ quả của sự bị tổn thương tâm lý kéo dài, sự trầm cảm và đau buồn có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực; thậm chí là tự sát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê, mỗi năm có hơn 700 ngàn người tự tử; tương ứng khoảng 40 giây sẽ có một người tự kết thúc cuộc đời mình. Và đây cũng là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở trẻ từ 15-29 tuổi trên toàn cầu.

Biện pháp giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý

Khi ba mẹ nhận biết các dấu hiệu bị tổn thương tâm lý của trẻ, hãy giúp trẻ thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là những cách giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý ba mẹ nên biết.

  • Tham gia vào các môn thể thao và hoạt động thể chất.
  • Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút.
  • Tránh những điều khiến trẻ liên tưởng hoặc nhớ đến các tổn thương.
  • Thường xuyên tâm sự với trẻ hoặc giúp trẻ tìm đến một người đủ tin tưởng để tâm sự.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội.

Nếu con trẻ đang phải đối diện với các tổn thương tâm lý. Ba mẹ hãy tìm các giúp trẻ vượt qua điều đó bằng cách xác nhận nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Khi đã thấy nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương, ba mẹ hãy tìm cách giúp trẻ vượt qua. Quan trọng, ba mẹ hãy luôn tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương từ gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt và trở thành một người có ích xã hội.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Emotional and Psychological Trauma

https://www.helpguide.org/articles/ptsd-trauma/coping-with-emotional-and-psychological-trauma.htm

Truy cập ngày 08/04/2022

2. Trauma Care for Children and Adolescents

https://www.helpguide.org/articles/parenting-family/trauma-care-for-children.htm

Truy cập ngày 08/04/2022

3. Posttraumatic Stress Disorder

https://kidshealth.org/en/teens/ptsd.html

Truy cập ngày 08/04/2022

4. Trauma-Informed Care in Behavioral Health Services

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK207191

Truy cập ngày 08/04/2022

5. Suicide prevention

https://www.who.int/health-topics/suicide#tab=tab_2

Truy cập ngày 08/04/2022

x