Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Nguyễn Minh Thư
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 03/06/2022

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen!

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen!
Những vết rạn đỏ, tím xấu xí xuất hiện trên da ở độ tuổi dậy thì có thể khiến trẻ lo lắng, mặc cảm và tự ti. Hiểu về tình trạng rạn nứt da ở tuổi dậy thì sẽ giúp bố mẹ và các bạn trẻ có cách ngăn ngừa cũng như đối phó hiệu quả với tình trạng này.

Vậy tình trạng rạn nứt da ở tuổi dậy thì là gì, các yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da ở trẻ tuổi teen và làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn đáng ghét trên da? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì?

Lớp hạ bì nằm ngay dưới da có chứa các sợi đàn hồi cho phép da căng giãn khi cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu cơ thể phát triển quá nhanh, làn da bị kéo căng đột ngột có thể khiến các sợi đàn hồi bị đứt gãy, tạo thành những vết rách trên bề mặt da mà chúng ta hay gọi là vết rạn. Các vết rách này sẽ làm lộ mạch máu ở bên dưới da. Đây cũng là lý do vì sao vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành. Qua thời gian, các mạch máu co lại, đồng thời lớp mỡ màu trắng nhạt bên dưới da lộ rõ hơn. Lúc này, vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc và dần trở thành sẹo mờ.

Bất kỳ yếu tố nào khiến làn da bị căng giãn quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt da ở tuổi dậy thì là:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể
  • Sự phát triển nhảy vọt của cơ bắp và các bộ phận
  • Sự tăng cân nhanh chóng, đột ngột

Tuy nhiên, việc một bạn trẻ có bị rạn da hay không cũng như mức độ trầm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền, độ đàn hồi của da cũng như nồng độ cortisol trong cơ thể trẻ. Cortisol là một loại hormone được sản sinh ở tuyến thượng thận có khả năng làm tăng độ đàn hồi của các sợi protein trên da.

Tình trạng rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vị trí nào?

Nam giới có thể bị rạn nứt da ở thắt lưng tuổi dậy thì

Vết rạn có thể xuất hiện ở những vị trí mà da bị kéo căng quá mức hoặc tích trữ nhiều mỡ khi trẻ dậy thì. Trong đó, các vị trí dễ bị rạn da nhất là:

  • Bụng
  • Ngực
  • Bắp tay
  • Mông
  • Đùi
  • Vai (thường gặp ở các bạn có tập thể hình)

Các bạn nam tuổi dậy thì thường bị rạn da ở mông, thắt lưng và đầu gối. Những vết rạn ở thắt lưng có xu hướng phát triển vắt ngang qua lưng. Trong khi đó, các bạn nữ thường bị rạn da ở mông, ngực, đùi và bắp chuối. Khoảng 40% nam giới, đặc biệt là các bạn nam thường xuyên tập luyện thể thao, và 70% nữ giới sẽ bị rạn da trong giai đoạn dậy thì.

Yếu tố khiến trẻ dễ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì hơn bạn bè

Tăng hoặc giảm cân đột ngột làm tăng nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Rạn da là một tình trạng hết sức phổ biến xảy ra ở tuổi dậy thì. Dù ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ dễ bị rạn da hơn bạn bè cùng trang lứa:

  • Giới tính nữ
  • Gia đình có người từng bị rạn da
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Dùng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
  • Mắc các tình trạng như hội chứng Cushing, Marfan hoặc Ehlers-Danlos

Cách phòng ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Để hạn chế tối đa nguy cơ rạn da, các bạn trẻ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để giữ cho cân nặng ổn định, không tăng hoặc giảm đột ngột. Đồng thời, trẻ cũng nên áp dụng các phương pháp để bảo vệ da và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện rạn. Dưới đây là một số cách hạn chế rạn nứt da hiệu quả mà các bạn trẻ có thể áp dụng khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, điều độ

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ dậy thì kiểm soát cân nặng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sự phát triển của cơ thể lẫn làn da bao gồm: Rau xanh, trái cây – đặc biệt là dâu và bơ, thịt nạc, cá, ngũ cốc. Đây là những thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh collagen, sợi protein quan trọng giúp tăng độ đàn hồi và tính co giãn cho làn da, nhờ đó da ít bị căng rách khi cơ thể tăng trưởng quá nhanh.

Đồng thời, trẻ cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước có ga và bánh kẹo nhiều đường. Đường dư thừa trong cơ thể sẽ phá hủy collagen, khiến vết rạn dễ hình thành hơn.

Uống đủ nước

Các cơ quan trên cơ thể cần được cung cấp đủ nước để hoạt động hiệu quả và da cũng không ngoại lệ. Việc uống đủ nước sẽ giúp giữ cho làn da luôn dẻo dai, khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị kéo giãn, rạn nứt khi cơ thể phát triển nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì.

Vận động thường xuyên

Tập luyện và vận động thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ thể của các bạn tuổi teen luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa đáng kể nguy cơ tăng cân đột ngột trong độ tuổi dậy thì. Không những vậy, việc tập thể dục cũng làm tăng lưu lượng máu đến da, có thể giúp da phục hồi và tái tạo nhanh hơn, ngay cả khi bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì.

Dùng kem chống nắng

Tia UV có thể gây tổn hại đến các cấu trúc nâng đỡ dưới da, làm tăng nguy cơ rạn da và khiến tình trạng các vết rạn trở nên tệ hơn. Ngoài việc dùng kem chống nắng, các bạn trẻ cũng nên mặc thêm áo khoác mỏng và đội nón mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da mỏng manh tuổi mới lớn.

Dùng dầu chống rạn hàng ngày

Dầu chống rạn không chỉ dành cho mẹ bầu mà còn giúp ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Dầu chống rạn không chỉ dành cho phụ nữ mang thai mà cũng có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm rạn da ở độ tuổi dậy thì. Các loại dầu chống rạn da thường bao gồm nhiều thành phần giúp cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, ngăn cản vết rạn mới hình thành và làm mờ vết rạn cũ. Đồng thời, nhiều sản phẩm còn chứa các hoạt chất giúp giảm ngứa và kích ứng ở vùng da bị rạn.

Khi lựa chọn dầu chống rạn da cho trẻ dậy thì, bố mẹ nên cân nhắc đến các sản phẩm có thành phần tự nhiên 100%, không chứa các chất hóa học, chất tạo mùi có khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Một số nhóm dưỡng chất tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc chống rạn nứt da ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Nhóm gốc dầu như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum: Có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp cải thiện cấu trúc da.
  • Nhóm chuyên dầu như dầu hạt jojoba, dầu hạt chia, dầu hạt lựu: Nhóm dưỡng chất này hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng rạn da và làm mờ sẹo hiệu quả.
  • Nhóm vitamin như vitamin E hoặc vitamin A: Các loại vitamin này thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo rạn. Đặc biệt, nhiều sản phẩm dầu trị rạn bổ sung vitamin có nguồn gốc từ các loại dầu tự nhiên như dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân… nên rất an toàn cho da của trẻ.
  • Nhóm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, hoắc hương, hương thảo, cúc vạn thọ: Các loại tinh dầu này có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, từ đó giúp giảm tình trạng kích ứng, làm sáng đều màu da và rất phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ dậy thì.
  • Nhóm chống viêm như hợp chất bisabolol chiết xuất từ cây cúc La Mã: Các hợp chất này có tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, giúp làm dịu da, giảm mức độ nhạy cảm và kích ứng của da.
  • Nhóm chống oxy hóa như hợp chất tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất phổ biến vì đây là giai đoạn mà các bạn tuổi teen có những bước phát triển nhảy vọt về mặt thể chất. Đừng lo sợ hay tự ti khi phát hiện các vết rạn trên cơ thể. Thay vào đó, bố mẹ và trẻ nên tập trung vào việc yêu thương, chăm sóc làn da vì đó là cách ngăn ngừa và kiểm soát rạn da hiệu quả nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Stretch marks https://www.nidirect.gov.uk/conditions/stretch-marks Ngày truy cập: 03/12/2021

2. 5 Ways To Treat Stretch Marks In Teenagers https://www.momjunction.com/articles/simple-tips-to-treat-stretch-marks-in-teenagers_0081658/ Ngày truy cập: 03/12/2021

3. Are stretch marks normal for teens? https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/are-stretch-marks-normal-for-teens Ngày truy cập: 03/12/2021

4. Striae distensae in adolescents: a mini review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7569590/ Ngày truy cập: 03/12/2021

5. Stretch marks https://dermnetnz.org/topics/stretch-marks-striae Ngày truy cập: 03/12/2021

6. The Importance of Preventing Stretch Marks During Puberty https://www.stretchmarks.org/blog/2018/12/importance-preventing-stretch-marks-puberty/ Ngày truy cập: 03/12/2021

7. How to prevent stretch marks https://www.gundersenhealth.org/health-wellness/live-happy/how-to-prevent-stretch-marks/ Ngày truy cập: 03/12/2021

8. Ten tips to prevent stretch marks https://www.medicalnewstoday.com/articles/322776 Ngày truy cập: 03/12/2021

x