Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/01/2022

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn? Lời khuyên "cứu cánh" dành cho mẹ

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn? Lời khuyên "cứu cánh" dành cho mẹ
Chăm con ăn không phải là điều dễ dàng với những bà mẹ mới lần đầu có con. Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn lại là điều khiến mẹ trằn trọc và mong muốn tìm ra cách chữa trị nhất. Hiểu được nỗi lòng ba mẹ, MarryBaby sẽ “cứu cánh” cho mẹ tất tần tật về tình trạng bệnh của con nhằm đưa ra hướng khắc phục phù hợp cho bé.

Nôn ói là triệu chứng thường gặp ở các bé, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Thông thường, trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là dấu hiệu của những căn bệnh về tiêu hoá, đường ruột, thậm chí là liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trước khi tìm hiểu về hướng điều trị, ba mẹ cần phải nhận biết các nguyên nhân và biểu hiện bệnh tình của con.

Các mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ bị nôn mà không có các biểu hiện như đau bụng, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy. Khi con lớn lên, cũng là lúc hệ tiêu hóa được phát triển toàn diện, hiện tượng nôn trớ sẽ dần tự biến mất.

Còn nếu trong trường hợp bé bị nôn mà kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Nôn kèm theo sốt
  • Nôn nhiều đến mức bị mất nước
  • Ngủ lịm, lơ mơ, li bì
  • Co giật
  • Ói có xuất hiện máu hay mật

Khi ấy, mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay tại các bệnh viện để tìm ra chính xác nguyên nhân kịp thời. Nếu để trẻ bị nôn trong thời gian quá lâu có thể dẫn đến tử vong vì kiệt sức.

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn – Nguyên nhân do đâu?

trẻ 3 tuổi bị nôn
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, mẹ không nên lơ là.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nôn, đặc biệt là bé ở độ tuổi từ 2-3 tuổi vì lúc này bé còn rất nhỏ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện ổn định nên có thể bé ăn quá no mà dạ dày không tiêu hoá hết, hoặc cổ họng bé bị vướng đồ ăn dẫn đến nôn.

Tuy nhiên, hiện tượng nôn trớ không phải không có nguyên nhân do bệnh lý. Rất có thể bé đang mắc một trong những biểu hiện bất thường dưới đây nên cứ ăn vào là nôn ra. Mẹ cần kịp thời phát hiện bệnh để đưa con đi bênh viện càng sớm càng tốt.

Lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ 3 tuổi bị nôn, kèm theo những cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, phình bụng căng trướng.

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn – Cách xử lý hiệu quả tại nhà

trẻ bị nôn sau khi ăn
Nên cho con ăn chín uống sôi và theo dõi phản ứng dị ứng của con để tránh tình trạng nôn ói sau khi ăn.

Mẹ thắc mắc làm gì khi con bị nôn? Khi thấy con bị nôn trớ (thức ăn hoặc sữa) mà không đi kèm các biểu hiện nghiêm trọng đã kể trên, các mẹ có thể thực hiện một số cách đơn giản sau để giảm thiểu tình trạng này.

Phòng tránh các tác nhân khiến trẻ bị nôn trớ liên tục

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là một trong những tình trạng khiến bố mẹ lo lắng vô cùng. Để hạn chế được tình trạng trên, bố mẹ có thể tham khảo một vài cách phòng tránh dưới đây:

  • Cho trẻ ăn thực phẩm an toàn, dễ tiêu, ăn chín uống sôi, hạn chế cho bé ăn các món lạ, không rõ nguồn gốc
  • Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng nên tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
  • Khi cho con ăn thử món mới, mẹ nên quan sát thật kỹ các dấu hiệu có thể cho thấy bé bị dị ứng với thực phẩm đó.
  • Vào thời điểm thời tiết lạnh, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là ở bụng và tay chân.
  • Thường xuyên rửa tay-chân-mặt và vệ sinh tai-mũi-họng cho bé để tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

Trong quá trình chăm con, chắc chắn mẹ cũng ít nhiều gặp các vấn đề về sức khỏe của bé. Nhưng nếu mẹ đã tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng kiến thức nuôi trẻ trước đó thì sẽ có cách giải quyết nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hy vọng với các thông tin trên đây, mẹ sẽ gỡ rối được câu hỏi – nên làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn.

>>> Mẹ có thể xem thêm bài viết cùng chủ đề: Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vomiting Without Diarrhea

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/vomiting-without-diarrhea/

Ngày truy cập: 2/1/2022

2. What to Do When Your Child Is Vomiting

https://www.fairview.org/Patient-Education/Articles/English/w/h/a/t/_/What_to_do_When_Your_Child_is_Vomiting_89539
Ngày truy cập: 2/1/2022
3. Vomiting in children
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vomiting-in-children
Ngày truy cập: 2/1/2022
4. First Aid: Vomiting

https://kidshealth.org/en/parents/vomiting-sheet.html
Ngày truy cập: 2/1/2022
5. Gastroparesis in Children
https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/g/gastroparesis
Ngày truy cập: 2/1/2022

 

x