Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/10/2014

Ăn cá như thế nào để không gây nguy hiểm cho bé?

Ăn cá như thế nào để không gây nguy hiểm cho bé?
Hầu hết cá chuyên gia đều đồng ý rằng trẻ em nên ăn cá nhưng quan trọng ở đây là ăn loại cá nào thì ăn toàn và ăn bao nhiêu là tốt

Cá là nguồn dưỡng chất dồi dào axit béo omega-3 (nhất là DHA và EPA), thành phần quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực ở trẻ. Cá còn có hàm lượng thấp các chất béo bão hòa nhưng lại giàu protein, vitamin D và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, một vài loại cá có chứa một số chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Với hàm lượng cao, kim loại này sẽ gây hại cho sự phát triển trí não và hệ thống thần kinh của bé.

Dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn giúp các mẹ hạn chế con mình “tiếp cận” với thủy ngân nhưng vẫn đảm bảo bé hấp thu đủ những dưỡng chất bé cần.

Thủy ngân xuất hiện và tồn tại trong cá như thế nào?

Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở hằng ngày. Núi lửa, cháy rừng… là một trong những nguyên nhân tự nhiên tạo điều kiện cho thủy ngân có cơ hội “chu du” trong không khí. Ngoài ra, các nhà máy điện, xi măng, các nhà sản xuất hóa chất và công nghiệp cũng là nơi sản sinh ra thủy ngân. Sau mỗi lần sử dụng các thiết bị điều nhiệt và nhiệt kế cũng có thể làm phát tán thủy ngân.

Khi thủy ngân lắng vào nước, các vi khuẩn trong nước sẽ biết nó thành hợp chất metyl thủy ngân. Cá hấp thu mety thủy ngân từ nước và thực phẩm chúng ăn vào trong môi trường sống của mình. Metyl thủy ngân liên kết chặt với các thành phần protein trong các cơ của cá và sống mãi ở đó ngay cả khi cá đã được chế biến thành một món ăn hấp dẫn.

Các loại cá và động vật có vỏ (tôm, cua, các loại ốc…) đều chứa thủy ngân nhưng những loại cá biển lớn mới chứa nhiều thủy ngân. Bởi vì các loại này ăn lại những loại cá khác cũng đã bị ngấm thủy ngân. Đồng thời các loại cá lớn lại thường ăn nhiều và sống lâu hơn nên có điều kiện cho thủy ngân trong chúng ngày càng tích tụ nhiều hơn. Tóm lại, cá càng to càng chứa nhiều thủy ngân hơn.

Điều gì sẽ xảy ra khi con bạn ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao?

Cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thu metyl thủy ngân từ cá và kim loại này có thể tàn phá não và hệ thần kinh của chúng ta một cách nhanh chóng. Trẻ sơ sinh kể cả thai nhi và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị metyl thỷ ngân làm tổn thương nhất do bộ não và hệ thần kinh của chúng vẫn còn non yếu.

Giới chuyên môn vẫn còn đang tranh cãi về mức độ tổn thương do thủy ngân gây ra nhưng phần lớn họ đều đồng ý rằng tốt nhất là bạn nên tránh cho bé ăn những loại cá có chứa thủy ngân cao và hạn chế sử dụng một số loại cá trong thực đơn ăn uống của bé.

cho be an ca 1
Ngoài cá, bạn nên chú ý bổ sung thêm những nhóm thực phẩm khác vào thực đơn của con

Vậy những loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao nhất?

Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá. Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.

Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không nên ăn cá ngừ tươi hay đông lạnh, cá chẽm Chi Lê, cá chẽm sọc, cá cờ, cá thu Tây Ban Nha, cá chim biển…

Con bạn nên ăn loại cá nào và ăn bao nhiêu là tốt?

Ngoài 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao đã nêu ở trên và cá ngừ đóng hộp, bạn có thể cho con mình ăn bất kỳ loại cá và động vật có vỏ cứng nào như tôm, cá hồi, cá da trơn, cá rô phi… Một tuần chỉ nên cho bé ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 300gr đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, 450 gr cho trẻ 3 đến 6 tuổi và 600gr cho trẻ trên 6 tuổi. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn cá hoặc hải sản 2-3 lần một tuần.

Bạn nên ưu tiên cho con ăn cá hồi vì cá hồi là loại cá có thể cung cấp lượng omega 3 nhiều nhất cho bé.

Như vậy ngoài cá ra, con bạn có thể ăn gì để có thêm omega-3s?

Thực tế có khá nhiều thực phẩm có thể giúp con bạn bổ sung thêm omega-3s như trứng, sữa, chế phẩm đậu nành, nước trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và bơ thực vật. Một số trong chúng không chứa nhiều DHA và EPA giúp phát triển trí thông minh và thị lực cho bé nhưng nếu bé có thêm một lượng nhỏ DHA và EPA thì cũng rất tốt.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x