Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/04/2023

Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ: Nguyên nhân, phòng ngừa và khi nào mẹ cần lo lắng?

Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ: Nguyên nhân, phòng ngừa và khi nào mẹ cần lo lắng?
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ rất dễ gặp tình trạng đổ mồ hôi trộm. Do đó, mẹ sẽ thấy trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Nhiều mẹ lo lắng tình trạng ra mồ hôi kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vậy trên thực tế việc trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm hay không? Liệu có cách nào để khắc phục tình trạng này?

Vì sao trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ?

Do mồ hôi trộm ở trẻ

Việc ra nhiều mồ hôi trong lúc ngủ ở trẻ dưới 5 tuổi phần lớn là do đổ mồ hôi trộm. Lúc này, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi ở phần đầu, lưng, cổ,…

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể kể đến như:

  • Trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm: Các bệnh lý như nhiễm trùng, bệnh cường giáp, tăng huyết áp, suy tim sung huyết,… đều có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, đặc biệt là trong khi ngủ.
  • Trẻ đang gặp các vấn đề tâm lý: Lo lắng, căng thẳng đều có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ hơn.
  • Trẻ vận động quá mức: Mẹ không nên cho trẻ vận động quá mức trước khi ngủ bởi khi mệt mỏi về thể chất, cơ thể trẻ cũng có xu hướng ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ từ các loại thuốc: Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.
  • Do khí hậu: Thông thường, một số trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi hơn vào mùa hè, khi nhiệt độ trong không khí tăng cao hơn so với bình thường.
  • Do môi trường phòng ngủ: Phòng ngủ không thông thoáng, không có quạt, nhiệt độ phòng quá cao cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng nực, bí bách và ra nhiều mồ hôi hơn.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo: Nhiều mẹ khi chăm sóc trẻ thường cho trẻ mặc nhiều quần áo để giữ ấm và đắp nhiều chăn trong khi ngủ. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy nóng nực và làm cho trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ.
  • Sự điều hòa thân nhiệt của trẻ: Trong những năm đầu đời, thân nhiệt của trẻ thường sẽ cao hơn người lớn. Điều này khiến cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi hơn để giúp trẻ điều hòa thân nhiệt.

Tình trạng tăng tiết mồ hôi ở trẻ em

trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ

Bên cạnh tình trạng đổ mồ hôi trộm, việc trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi có thể do tình trạng tăng tiết mồ hôi ở trẻ. Thông thường, tình trạng tăng tiết mồ hôi sẽ được chia làm 2 nhóm là tăng tiết mồ hôi cục bộ và toàn thân.

  • Tăng tiết mồ hôi khu trú (cục bộ): Trẻ có thể chỉ ra mồ hôi ở một vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như phần mặt, cổ hoặc da đầu.
  • Tăng tiết mồ hôi toàn thân: Với trẻ mắc tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân, mẹ sẽ thấy trẻ ra nhiều mồ hôi ở toàn bộ cơ thể. Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể khiến ga giường, gối đều ướt đẫm mồ hôi khiến mẹ mệt mỏi, lo lắng.

Dấu hiệu sớm của bệnh lý ung thư ở trẻ em

Ung thư hạch và các loại ung thư khác là nguyên nhân rất hiếm gây đổ mồ hôi vào ban đêm. U lympho Hodgkin có thể xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Bất kỳ loại ung thư nào ở trẻ em đều đáng sợ và rất khó khăn cho cả trẻ em và cha mẹ. May mắn thay, loại ung thư hạch này có tỷ lệ điều trị thành công hơn 90%.

Bệnh ung thư hạch và các bệnh tương tự khác sẽ trong giai đoạn tiến triển mớ có thể gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm. Vì vậy, rất ít khả năng đây là nguyên nhân khiến con bạn đổ mồ hôi khi ngủ.

Ba mẹ có thể yên tâm rằng trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ không có nguy cơ mắc bệnh lý ung thư khi đổ mồ hôi không đi kèm với các biểu hiện sớm của ung thư như sau:

  • Sốt
  • Kém ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sút cân đột ngột
  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Ho
  • Nhất là, bé có các hạch cứng, ít di chuyển khi sờ chạm ở vụng nách, cổ, bẹn.

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ thì có nguy hiểm hay không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Liệu việc tiết ra quá nhiều mồ hôi có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và mẹ có cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị?

Theo đó, nếu trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều, trẻ có thể bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ còn có thể khiến trẻ ngủ không ngon giấc, từ đó thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn, sức khỏe suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc chứng đổ mồ hôi quá nhiều do các bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ kèm theo các triệu chứng dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Trẻ thở bất thường, khò khè, thở nông
  • Cơ thể có nổi hạch lớn và nhỏ
  • Trẻ sụt cân, chán ăn, ăn ít
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc nôn nhiều
  • Đầu mềm, rụng tóc, thóp rộng
  • Sốt kéo dài nhiều ngày không khỏi
  • Trẻ bồn chồn lo lắng, hồi hộp, người nôn nao,…

Bí quyết ngăn ngừa tình trạng trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ

trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ

Để tránh tình trạng cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái nhất, nhiệt độ phòng ngủ vừa phải
  • Cho trẻ mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
  • Không đắp quá nhiều chăn cho trẻ trong khi ngủ
  • Hạn chế cho trẻ chơi đùa, vận động quá nhiều trước khi ngủ ít nhất 30-60 phút
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là vitamin D
  • Ngủ cùng trẻ, an ủi vỗ về con để giải tỏa căng thẳng, lo lắng mà trẻ đang gặp phải
  • Xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc thay đổi thuốc mà trẻ đang dùng nếu loại thuốc này có tác dụng phụ và khiến trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể khiến mẹ lo lắng bởi tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, mẹ hãy theo dõi, quan sát con, tìm ra nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp nhất mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Night Sweats

https://www.mottchildren.org/health-library/abq4491

Ngày truy cập: 1/1/2022

2. Baby sweating during sleep. Is it normal?

Baby sweating during sleep. Is it normal?

Ngày truy cập: 1/1/2022

3. Night sweats

https://www.nhs.uk/conditions/night-sweats/
Ngày truy cập: 1/1/2022
4. Trẻ ra nhiều mồ hôi – Khi nào cần đi khám?
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tre-ra-nhieu-mo-hoi-khi-nao-can-di-kham-3680
Ngày truy cập: 1/1/2022
5. Tăng tiết mồ hôi ở trẻ em
https://bvnguyentriphuong.com.vn/khoa-nhi/tang-tiet-mo-hoi-o-tre-em-1
Ngày truy cập: 1/1/2022
x