Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/01/2022

Những điều mẹ cần biết về sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi!

Những điều mẹ cần biết về sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi!
So với tuổi lên 3, tâm lý trẻ 4 tuổi có những sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Những thay đổi tâm lý này có thể làm cha mẹ hết sức bất ngờ vì con mình nay quá lớn và cách hành xử cũng khác lạ.

Việc thấu hiểu tâm lý trẻ 4 tuổi là vô cùng quan trọng vì điều này là nền tảng giúp mẹ định hướng được sự phát triển tâm lý đúng đắn cho con trong những năm tháng đầu đời. Vậy tâm lý trẻ 4 tuổi thay đổi như thế nào?

Sự phát triển về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi, bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm. Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác khiến mẹ bất ngờ. Trẻ 4 tuổi là những em bé luôn tò mò và ham học hỏi thông qua vui chơi.

Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về sự phát triển cảm xúc. Nói một cách tóm gọn, đó sẽ là học cách tương tác với mọi người và đồng thời điều tiết cảm xúc của chính mình.

1. Sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

Ngay từ khi mới sinh ra, con đã luôn có sự phát triển về mặt cảm xúc và tương tác. Dù vậy, quá trình học cách giao tiếp, chia sẻ và tương tác với những người khác cần nhiều năm để phát triển. Bé sẽ luôn phát triển tâm lý dần qua các mốc tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học và phổ thông.

Ở giai đoạn này, con tự tin trò chuyện với mọi người do vốn từ vựng và khả năng diễn đạt đã tiến bộ nhiều. Mẹ sẽ thấy bé thường thích:

  • Tự mặc quần áo của mình dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Những biểu hiện trên gương mặt của mọi người xung quanh như sửng sốt, mếu máo, ngạc nhiên, vui mừng,… sẽ kích thích sự tò mò của trẻ khiến con luôn đặt ra câu hỏi như “tại sao bạn khóc”, “ mình cùng đi chơi nhé”,…
  • Bé hiểu rõ hơn về khái niệm thời gian và thứ tự các hoạt động trong ngày, như bữa sáng vào buổi sáng, bữa tối vào buổi tối,…
  • Chia sẻ đồ chơi, thay phiên nhau với sự điều phối của người lớn
  • Bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác và làm các trò chơi
  • Tuân theo các quy tắc đơn giản trong trò chơi, nhưng sẽ luôn muốn chiến thắng
  • Bắt đầu đóng kịch, diễn toàn bộ các cảnh như đi du lịch hoặc giả làm động vật
  • Có thể thể hiện sự hách dịch và thách thức
  • Thể hiện sự độc lập hơn
  • Trải nghiệm nhiều loại cảm xúc (ví dụ: ghen tị, phấn khích, sợ hãi, hạnh phúc, tức giận)
  • Trở nên bớt ích kỷ hơn
  • Bình tĩnh hơn và hợp tác với cha mẹ
  • Có thể thể hiện sự gắn bó với một người bạn thân thiết
  • sự thay đổi tâm lý trẻ 4 tuổi
    Tâm lý trẻ 4 tuổi có sự thay đổi vượt bậc so với tuổi lên 3, mẹ đã nắm rõ?

    2. Sự phát triển về xã hội và tình cảm

    • Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
    • Bé sẽ cảm nhận ra được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.

    4. Sự phát triển về mặt nhận thức

    • Khi trẻ lên 4, các bạn nhỏ thường rất thích độc lập, muốn tự mình dùng muỗng xúc cơm hoặc tự giữ vệ sinh cá nhân.
    • Bé muốn được công nhận trong những phát ngôn của mình và thường đưa ra khá nhiều các lý luận khác nhau nhằm muốn được mẹ chú ý và khen ngợi.
    • Trẻ biết được các thông tin cơ bản về bản thân mình như tên trẻ, tên ba mẹ, địa chỉ nhà,… Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.

    Vì tâm lý trẻ lên 4 thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, các mẹ không nên so sánh con mình với trẻ khác nhé, để tránh việc trẻ không nhận định rõ ràng về bản thân mình.

    >>> Ba mẹ có thể quan tâm: 10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi

    Cha mẹ cần làm gì đối với sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

    1. Dạy con biết thấu hiểu

    tâm lý trẻ 4 tuổi
    Tâm lý trẻ 4 tuổi rất cần được ba mẹ quan tâm, theo dõi và hỗ trợ con phát triển một cách cân bằng.

    Trẻ bước vào độ tuổi này rất thích bắt chước, do đó, ba mẹ sẽ là tấm gương cho việc hình thành các hành vi ở trẻ. Ba mẹ hãy tận dụng điều này để giúp trẻ học những thói quen tốt và cách cư cư xử hay từ chính mình cũng như những người khác xung quanh.

    Thay vì quát tháo, đánh răn đe khi con làm sai, mẹ hãy từ từ chỉ cho trẻ biết cái gì nên và không nên, đúng hoặc sai, những gì trẻ được làm hay không được làm. Có thể lúc đầu con sẽ bỡ ngỡ, chưa kịp tiếp nhận hết, nhưng điều đó sẽ hình thành cho trẻ biết sự thấu hiểu về mặt ý thức, xây dựng chuẩn mực từ ban đầu.

    Ví dụ, con đòi ăn kem ngay khi đi công viên về mà không chịu tắm rửa. Thay vì la con không chịu nghe lời, mẹ hãy giải thích cho con rằng không tắm thì vi trùng sẽ làm con bị dơ, bị ngứa và sẽ bị ốm. Con có thể tắm bong bóng xà phòng cho thoải mái rồi chúng ta sẽ ăn kem sau đó. Một sự thương lượng và “tâm lý” từ mẹ có thể cho con cảm giác được tôn trọng và lắng nghe.

    2. Lắng nghe và quan tâm tới câu chuyện của con

    Cha mẹ làm gì để phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi? Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất và tại sao… Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi vội kết luận bất kỳ điều gì với bé.

    Việc này cũng nên áp dụng trong các trường hợp bé tức giận vì một điều gì đó, hoặc khi có xích mích với bạn bè. Mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi và lắng nghe câu chuyện của bé. Dù mẹ không đưa ra giải pháp nào thì với bé, việc được chia sẻ với mẹ đã là một nền tảng tốt cho việc cởi mở và xây dựng niềm tin trong bé.

    Trong mọi cuộc trò chuyện, mẹ hãy đảm bảo rằng mình luôn đặt bản thân vào vị trí của trẻ để hiểu tình huống và cách con phản ứng. Vì những cuộc trò chuyện tích cực luôn tốt hơn là những hình phạt tiêu cực hoặc trách móc.

    3. Giúp con quản lý cảm xúc của mình

    Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 4 tuổi rất khó nắm bắt, bé hay nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ với bạn, hoặc thậm chí với cả anh chị em mình. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy không có gì nguy hiểm thì nên để các con tự giải quyết mâu thuẫn của chúng. Nếu không, hãy cùng con phân tích điều sai, lẽ phải. Đồng thời, học nói cách xin lỗi và cảm ơn với bạn bè.

    Chính điều đó giúp trẻ hình thành kỹ năng tự giải quyết những khó khăn của chính mình. Từ đó, trẻ trở nên tự lập và tự tin hơn trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 4.

    Ngoài ra, ở mỗi một trẻ lại có sự thể hiện tính cách riêng mà mẹ cũng cần tìm hiểu về 4 kiểu khí chất của trẻ giúp nuôi dạy con đúng hướng.

    4. Giúp con khám phá thế giới xung quanh

    sự phát triển của trẻ 4 tuổi

    Cách phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi từ việc học hỏi những thứ xung quanh không còn quá xa lạ với những bậc phụ huynh. Vì đây là giai đoạn con thích khám phá và tìm hiểu mọi thứ về cuộc sống. Bé có thể liên tục đưa ra vô số những thắc mắc về các sự vật và hiện tượng quanh mình.

    Với hành động này của trẻ, cha mẹ nên giải đáp chi tiết các câu hỏi của con để bé có thể hiểu và nhận thức một vật/hiện tượng rõ ràng hơn. Tránh nói những câu như “cái này dễ thế mà con cũng không biết à”, hay câu “mẹ đã dạy con nhiều lần rồi sao con vẫn hỏi lại mẹ thế”. Bởi vì những câu này không chỉ gây tổn thương một cách vô thức mà lâu dần còn làm mất đi sự tự tin và mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của con trong tương lai.

    Ngoài ra, tâm lý trẻ lên 4 về sự hiểu biết đối với thế giới xung quanh sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về kiến thức lẫn tinh thần của con sau này. Do đó, để tâm lý trẻ 4 tuổi vững vàng, mẹ nên dạy bé cách quý trọng và thương yêu những thứ đơn giản nhất. Ví dụ như chiếc lá, hòn đá nhỏ, con ốc sên, chiếc xe đẩy hàng,… Để từ những hành động nhỏ, tình yêu thương sẽ được ươm mầm và phát triển trong con.

    “Báo động đỏ” khi tâm lý trẻ 4 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường

    Nếu nhận thấy một số điều sau đây vào thời điểm con được 4 tuổi, mẹ có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của mình. Hoặc với một chuyên gia sức khỏe khác như bác sĩ lâm sàng sức khỏe tâm thần, nhà bệnh lý học ngôn ngữ, nhà trị liệu, hoặc một nhà tâm lý học.

    • Bé không thể bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác
    • Con hoàn toàn không thể chia sẻ đồ chơi, vật dụng với những đứa trẻ khác
    • Trẻ muốn được phụ thuộc vào người chăm sóc của mình về mọi mặt
    • Bé cực kỳ “cứng nhắc” về các thói quen và trở nên cực kỳ khó chịu khi mọi thứ bị thay đổi
    • Con gần như luôn “dính chặt” lấy mẹ, khó tách khỏi mẹ
    • Tâm lý trẻ 4 tuổi quá thụ động hoặc sợ hãi, và không muốn thử những điều mà những đứa trẻ khác cùng độ tuổi đang làm
    • Bé nỗi sợ hãi tột độ cản trở các hoạt động hàng ngày

    Việc đưa trẻ đến gặp các chuyên gia càng sớm càng giúp bé được hỗ trợ tốt hơn về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi. Từ đó, bé sớm có thể học cách hòa nhập và lớn lên.

    Tâm lý trẻ lên 4 có những bước phát triển mới mẻ và đầy dễ thương. Đây có lẽ là giai đoạn có nhiều điều tuyệt vời diễn ra mà ba mẹ sẽ cảm nhận một cách rõ nét sự thay đổi của con. Hơn hết, cha mẹ cũng đừng quên rằng, bản thân mình cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình nhân cách, tâm lý trẻ 4 tuổi nữa đó. Không có ba mẹ, bé sẽ trở nên bơ vơ và lạc lõng!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. PRESCHOOL DEVELOPMENTAL MILESTONES

    http://www.kamloopschildrenstherapy.org/social-emotional-preschool-milestones

    Ngày truy cập 1/1/2021

    2. Child development 4–5 years – Healthy WA

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/preschool/Pages/Social-Development-in-Preschoolers.aspx

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.startingblocks.gov.au/your-childs-development/3-to-5-years/

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    5. 4-Year-Olds — Ages and Stages

    https://store.extension.iastate.edu/product/4-Year-Olds-Ages-and-Stages

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-4-5-years

    x