Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/04/2018

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận!

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận!
Trào ngược dạ dày là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng thường xuất hiện khi bé mới sinh ra cho đến khoảng 8 – 10 tháng sẽ tự mất đi, rất ít trẻ còn bị đến sau 1 tuổi. Nếu bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày rất có thể đây là một bệnh lý nguy hiểm.

Khi hệ tiêu hóa có vấn đề gây trào ngược dạ dày, bé sẽ vô cùng khó chịu. Trẻ sẽ biếng ăn, gầy yếu và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Con càng lớn biến chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ là gì và mức độ nguy hiểm thế nào?

Chứng trào ngược dạ dày khá phổ biến ở trẻ em sau khi sinh. Đó là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở các bé sơ sinh, nó thường là hiện tượng sinh lý nhưng khi con lớn từ 3 tuổi thì rất có thể là bệnh lý và có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó.

Trào ngược dạ dày bệnh lý còn gọi là (trào ngược dạ dày thực quản) thường rất dễ xảy ra, nhất là khi bé thay đổi tư thế. Trẻ có thể bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 1
Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể là bệnh lý, mẹ cần đưa đi khám bác sĩ ngay

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng khoa Tiêu hóa 2 Bệnh viện Nhi Đồng 2, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu trẻ không được điều trị sớm. Dịch dạ dày có a-xít nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản.

Nếu khi trào ngược dạ dày, bé bị ọc sữa hoặc trào thức ăn qua đường mũi thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Trường hợp trào ngược xảy ra trong lúc trẻ ngủ nằm đầu thấp, không được phát hiện kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong do tắc đường thở.

Vì vậy, khi bị triệu chứng này, bé cần được đi khám ngay lập tức.

Chăm sóc bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Mẹ nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này kéo dài bằng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Đồng thời đưa bé đến bệnh viện để can thiệp bằng các biện pháp y tế kịp thời.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 3
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn đặc, bổ sung chất xơ trong trong khẩu phần

Các nguyên tắc khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản mà các bậc cha mẹ nên thực hiện:

  • Cho bé bú, ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu để tránh sặc
  • Sau khi cho trẻ ăn, giữ con ở tư thế thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều sẽ gây nôn trớ
  • Trường hợp trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay, nên dùng nước ấm làm sạch lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng
  • Khi trẻ ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở hoặc có thể kê đầu cho bé
  • Thời kỳ ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa
  • Nên hút mũi cho bé khi bị sặc thức ăn, sữa lên mũi
  • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp dạ dày con được chắc khỏe hơn

Một số phương pháp dân gian có thể áp dụng

Nếu trường hợp trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày, lúc này các mẹ có thể cho uống nước trà gừng, nước nha đam, đu đủ để giảm bớt triệu chứng.

Nước nha đam

Nước ép nha đam có sẵn trên thị trường hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị ở nhà bằng cách trộn phần thịt lá nha đam với nước rồi xay thật nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Dùng nước này cho trẻ uống 20 phút trước bữa ăn để ngăn ngừa trào ngược a-xít.

Trà gừng ấm

Các mẹ chỉ cần lấy một củ gừng nhỏ, một ít mật ong và chanh tươi. Gừng cạo sạch vỏ, thái lấy 6 lát mỏng, đun sôi gừng trong khoảng 20 phút. Lọc nước qua rây rồi vắt chanh vào, cho thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều rồi dùng cho trẻ uống.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 2
Một ly trà gừng với chút mật ong sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé

Tuy nhiên, gừng có tính nóng, khi con bị sốt, mẹ không nên cho con sử dụng trà gừng vì sẽ làm tình trạng sốt của con nặng hơn. Đồng thời, chỉ nên cho trẻ sử dụng một lượng vừa đủ và không nên quá lạm dụng.

Các biện pháp chữa trị y khoa hiện đại

Việc điều trị trào ngược dạ dày thường tuân theo 2 cách sau đây:

Điều trị nội khoa

Thường bác sĩ sẽ cho bé sử dụng các loại thuốc ổn định hoạt động dạ dày, ngăn ngừa tiết a-xít, bao gồm:

  • Các loại thuốc trung hòa a-xít dạ dày như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums… có tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không làm liền các tổn thương ở thực quản
  • Sản phẩm chứa hoạt chất chẹn thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin sẽ làm giảm tiết a-xít và có tác dụng thuyên giảm bệnh lâu dài
  • Thuốc chứa hoạt chất ức chế bơm proton ức chế sản sinh a-xít và giúp niêm mạc thực quản có thời gian liền tổn thương

Điều trị ngoại khoa

Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật Nissen siết chặt cơ vòng thực quản dưới để ngăn ngừa trào ngược. Bác sĩ sẽ tiến hành khâu phần đỉnh của dạ dày bao quanh bên ngoài đoạn thực quản dưới. Hiện nay, phẫu thuật này có thể được tiến hành qua nội soi.

Các biện pháp trên đều có hiệu quả tốt để điều trị cho bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cần thận trọng không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ tư vấn và cho phép. Sử dụng các loại thuốc Tây y chữa trào ngược dạ dày cho bé có thể ra xảy ra một số tác dụng phụ không tốt. Một số vấn đề xảy ra như trẻ biếng ăn, mệt mỏi, mòn niêm mạc dạ dày, xốp xương… Thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận và tăng nguy cơ kháng thuốc.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x