Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 17/09/2024

Vì sao nói dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng giúp bé thông minh hơn?

Vì sao nói dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng giúp bé thông minh hơn?
Làm thế nào để phát triển trí thông minh cho trẻ và đâu là cách nuôi dạy con thông minh luôn là những điều mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu ngay cả khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Thông thường, một trong những phương pháp dễ can thiệp nhất đó chính là cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bé phát triển não bộ tối ưu [1].

Vậy dinh dưỡng ảnh hướng đến sự thông minh của trẻ như thế nào? Vì sao lại nói dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng giúp bé thông minh hơn? Bố mẹ hãy cập nhật những thông tin dưới đây để có thêm kiến thức chăm con tốt hơn nhé.

Dinh dưỡng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thông minh ở trẻ

Mách nhỏ với mẹ một sự thật, não bộ của trẻ đã bắt đầu phát triển sau khi thụ thai vài tuần và tiếp tục phát triển trong suốt quá trình trưởng thành [2]. Từ cuối tam cá nguyệt thứ hai trở đi, não bộ sẽ trải qua những giai đoạn quan trọng nhất, không chỉ tăng nhanh về thể tích, trọng lượng mà còn phát triển nhanh đáng kinh ngạc với tốc độ trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút trong suốt quá trình mang thai để bé có thể đạt ngưỡng 100 tỷ tế bào thần kinh khi mới ra đời. [3], [4]

Tuy nhiên, để 100 tỷ tế bào thần kinh này thực sự hoạt động đúng chức năng thì phải có khoảng 100 nghìn tỷ các kết nối não bộ được hình thành nhằm cung cấp nền tảng xử lý và truyền dẫn thông tin một cách hiệu quả [4]. Những năm đầu đời chính là thời điểm mà các kết nối não bộ này hình thành mạnh mẽ bởi mỗi giây trôi qua, não của bé có thể tạo ra hơn 1 triệu kết nối thần kinh mới [5].

Quá trình hình thành kết nối não bộ diễn ra nhanh hay chậm thường có liên quan mật thiết đến sự hình thành các bao myelin xung quanh sợi trục thần kinh giúp các tín hiệu ít bị gây nhiễu và được truyền dẫn tốt hơn trong mạng lưới thần kinh [6]. Vì vậy, tốc độ sản sinh myelin càng nhanh thì tốc độ kết nối cũng diễn ra nhanh hơn và trẻ cũng từ đó trở nên nhanh nhạy, có khả năng học hỏi tốt hơn trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra độ bền của các sợi trục thần kinh sau khi được myelin hóa phụ thuộc nhiều vào yếu tố dinh dưỡng [6]. Do đó, để đồng thời duy trì các bao myelin sẵn có và đẩy nhanh tốc độ sản xuất thêm, bố mẹ cần chú trọng cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, giúp tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin B12, choline và lutein [11] thông qua việc:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và cho đến khi bé 2 tuổi nếu đủ điều kiện: Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt đây còn là nguồn cung cấp các cholesterol quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin như DHA và ARA chiếm 20% hàm lượng axit béo trong não; các phospholipid chiếm 10% hàm lượng lipid tạo thành myelin. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành là sphingomyelin, dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bao myelin [8], [9].

Lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp khi bé đã qua giai đoạn bú mẹ: Với các bé đã qua giai đoạn bú mẹ, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp, giúp tăng tốc độ sản sinh myelin và tăng kết nối não bộ cho bé.

Dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng – “Chìa khóa” giúp bé tăng tốc độ kết nối não

Dinh dưỡng đầu đời là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình myelin hoá và tạo nên sự khác biệt về nhận thức, hành vi, khả năng học hỏi của trẻ trong những năm tiếp theo [9]. Do đó, với các bé đã qua giai đoạn bú mẹ, mẹ sẽ cần thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp để bổ sung cho bé.

Theo đó, dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng là tiêu chuẩn vàng bạn nên tham khảo khi chọn sản phẩm sữa cho bé. Nghiên cứu lâm sàng hay thử nghiệm lâm sàng là nghiên cứu được tiến hành trên người để tìm hiểu về độ hiệu quả, an toàn cũng như tác dụng phụ. Qua quá trình thử nghiệm, các nhà chuyên môn sẽ đưa ra kết luận về độ hiệu quả của sản phẩm đối với một số tác dụng như cải thiện trí thông minh, sự nhanh nhạy của trẻ…

Dinh dưỡng không chỉ đảm bảo các hoạt động thể chất cơ bản diễn ra một cách bình thường mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống phản ứng phức tạp liên quan đến nhận thức, khả năng học hỏi và hành vi xã hội của con người. Do đó bố mẹ nên lưu vấn đề này để có thể giúp trẻ phát triển một cách tối ưu nhất [10].

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Nutrition and cognitive health: A life course approach https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10083484/ Ngày truy cập: 17/06/2024

2. Brain Development and the Role of Experience in the Early Years https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3722610/ Ngày truy cập: 17/06/2024

3. The Second Trimester https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/the-second-trimester Ngày truy cập: 17/06/2024

4. Discovering the Brain https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK234146/ Ngày truy cập: 17/06/2024

5. InBrief: The Science of Early Childhood Development https://developingchild.harvard.edu/resources/inbrief-science-of-ecd/ Ngày truy cập: 17/06/2024

6. Myelination of the nervous system: mechanisms and functions https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25288117/ Ngày truy cập: 17/06/2024

7. Adequate Nutrition in Early Childhood https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10377795/ Ngày truy cập: 17/06/2024

8. Exclusive breast-feeding in the first six months: findings from a cross-sectional survey in Mulago hospital, Uganda https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9652645/ Ngày truy cập: 17/06/2024

9. Early nutrition influences developmental myelination and cognition in infants and young children https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6540800/ Ngày truy cập: 17/06/2024

10. Nutrition and cognitive health: A life course approach https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10083484/ Ngày truy cập: 17/06/2024

11. Hỗ trợ tăng kết nối não bộ nhờ hợp chất Myelin blend (Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin 12) trong Nutrilearn connect giúp tăng hình thành bao myelin, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ. Theo Schneider N, Front. Nutr. 2022; Nelson, Handbook of Child Psychology 2007; Chevalier N, PLoS One 2015.

x