Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/10/2021

6 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất

6 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là thuật ngữ y khoa chung để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thay đổi chế độ ăn, cơ thể gặp bệnh bất ngờ hoặc ba mẹ tự ý dùng thuốc cho bé.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

So với các loại bệnh trẻ em khác thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, căn bệnh này không thật sự gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ em song nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các hệ luỵ khó lường.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm?

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, rối loạn tiêu hóa sẽ “chào tạm biệt” bé trong thời gian ngắn. Nhưng nếu chủ quan, không chữa dứt điểm rất có thể dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính gây tái phát thường xuyên.

Tiêu chảy nhiều lần trong năm trước nhất là ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé. Đồng thời sẽ khiến niêm mạc ruột của bé bị tổn thương dẫn đến khó hấp thụ dinh dưỡng, từ đó trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Khi đã rơi vào tình trạng này, trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công. Y học gọi đây là “Vòng xoắn bệnh lý”. Cách tốt nhất nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong 1 năm thì các mẹ cần tới các cơ sở y tế lớn để có thể đưa ra nhận định và phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Sức đề kháng yếu là nguyên nhân đầu tiên. Những trẻ không được bú sữa mẹ rất dễ bị mắc phải căn bệnh này.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng thì nguy cơ trẻ mắc phải rối loạn tiêu hóa cũng rất cao.
  • Ngoài ra, chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ còn có thể bắt nguồn từ việc cha mẹ cho con uống kháng sinh để điều trị bệnh. Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Do môi trường sinh hoạt của bé không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Mắc bệnh về đường ruột.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

1. Nôn trớ, biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi

Nôn trớ ở trẻ nhỏ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng một phần hoặc toàn bộ thức ăn cùng dịch dạ dày. Nôn trớ thường xảy ra sau khi trẻ ăn no và có những hoạt động gắng sức của cơ thể như rướn người, thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dạ dày còn nhỏ và nằm ngang nên sau khi trẻ bú no, sữa dễ trào ra ngoài miệng nếu mẹ bế bé không đúng tư thế.

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đều gặp phải triệu chứng rối loạn tiêu hóa này và 80% trẻ bị nôn trớ sẽ tự khỏi sau một tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, vài lần mỗi ngày và kéo dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ.

2. Đau bụng

Đau bụng là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa khá đa dạng, trẻ có thể bị đau quặn thắt, đau bụng nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài.

Vị trí đau bụng thường không cố định ở mọi trẻ. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ ít tăng cân, chậm lớn.

Vì thế, mẹ nên hết sức cẩn trọng khi thấy con hay bị đau bụng vì đây có thể là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ bị đau bụng, mẹ cần quan sát các triệu chứng kết hợp hoặc đưa trẻ đi thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và xác định đúng bệnh lý.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

3. Táo bón, kiết lỵ

Biểu hiện trẻ đi ngoài không thường xuyên, có thể 2-3 ngày bé mới đi một lần, bụng căng cứng, có cảm giác đau và muốn đi ngoài nhưng không đi được. Hoặc trẻ đi tiêu phân kích thước lớn hoặc từng viên nhỏ, khô, cứng như phân dê, phải rặn nhiều.

Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc nhiều, cáu bẳn, sốt, đau bụng, ít tăng cân, chậm lớn…

Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể chuyển sang kiết lỵ với các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần mỗi ngày, thậm chí luôn có cảm giác muốn rặn để đi ngoài, nhưng khi đi thì lượng phân rất ít, chủ yếu chất nhầy lẫn máu. Có trường hợp bé không đi ra phân.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa này thường gặp ở những trẻ có khẩu phần ăn ít chất xơ, nhiều chất béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa công thức và không được bú sữa mẹ.

4. Tiêu chảy

Tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Biểu hiện khi trẻ tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (hơn 3 lần mỗi ngày), trẻ bị sốt cao, mệt lừ, phân có máu và kèm nôn ói.

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến trẻ chán ăn, mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được bù nước và điều trị kịp thời.

Các mẹ có thể nhận biết hội chứng mất nước, rối loạn điện giải ở trẻ thông qua các biểu hiện như mắt trũng, da khô lạnh, nhăn nheo, tiểu ít, chuột rút.

5. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Đầy hơi đi ngoài, chướng bụng, khó tiêu là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình mà trẻ nhỏ dễ gặp phải. Theo đó, thức ăn sau khi đi vào dạ dày sẽ được cơ thể hấp thu trong vòng 3-5 giờ. Nếu thức ăn không được hấp thu trong thời gian này thì trẻ sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, nôn ói ra thức ăn chưa tiêu.

Các mẹ có thể nhận thấy triệu chứng này khi trẻ thường xuyên đánh rắm (xì hơi), bụng phình to, căng cứng. Ngoài ra, trẻ bị đầy bụng, đầy hơi còn xuất hiện những cơn ợ chua, đắng miệng, buồn nôn, nôn ói.Rối loạn tiêu

6. Chán ăn – bỏ bữa

Đây là hai biểu hiện rõ ràng phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Kèm theo là các triệu chứng quấy khóc, khó ngủ, thậm chí từ chối ngay cả với những món mà bé yêu thích.

Ngay khi nhận diện được các triệu chứng trên, cha mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Điều đầu tiên cần làm ngay là kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu có như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho con.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Điều trị rối loại tiêu hóa ở trẻ em, trước tiên cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa, sau đó là thay đổi chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh. Việc dùng thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thời gian phát hiện bệnh.

Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ thường bị ảnh hưởng thói quen ăn uống từ bạn bè, vì vậy, cần hướng dẫn và hạn chế để trẻ ăn đồ ăn nhanh hoặc ăn vặt ngoài lề đường quá nhiều. Đồ ăn được chế biến ở những địa điểm này thường không đảm bảo vệ sinh và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa, bạn không nên dùng quá nhiều thực phẩm dễ gây đầy bụng như: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, húng quế…

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, ăn thêm rau xanh trong mỗi bữa ăn. Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cũng là một cách phòng tránh bệnh tốt hơn.

1. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm nên cho bé ăn theo nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thịt thăn lợn, cà rốt, khoai tây…
  • Cho bé uống uống nhiều nước, tránh các thức ăn làm trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá… ; các loại trái cây như lê, đào, mận.
  • Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Cung cấp kẽm và axit folic để khôi phục vị giác, giúp trẻ có được cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.
  • Cung cấp các loại vitamin và axit amin thiết yếu giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

2. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng các bài thuốc dân gian

♦ Lá ổi non chữa tiêu chảy

10 lá ổi non giã nát lấy nước, pha với khoảng 20ml nước ấm, cho thêm một chút muối và cho bé uống. Một cách khác là sắc nước lá ổi trong khoảng 30 phút rồi cho bé uống.

♦ Nước gạo lứt rang chữa đầy hơi, trào ngược dạ dày

Mẹ rang khoảng 20g gạo lứt, nấu với 300-500ml nước cho bé uống cả ngày.

♦ Lá bạc hà

Từ lâu, lá bạc hà đã được sử dụng để trị các bệnh về tiêu hóa. Với vị the mát sẵn có, loại lá này có thể giúp giảm đau, làm sạch đường ruột. Mẹ có thể giã lá bạc hà vắt lấy nước rồi cho bé uống hàng ngày.

♦ Gừng

Là loại gia vị sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể dùng gừng để trị bệnh tiêu hóa hiệu quả.

Bạn có thể cắt lát gừng, hấp chín, cho trẻ ngậm vào mỗi buổi sáng. Tính axit của gừng sẽ làm giảm bớt chất nhầy trong ruột, làm sạch ruột, kích thích tiêu hóa và ngăn chặn bệnh rối loạn tiêu hóa về sau.

♦ Sữa chua

Bản chất của rối loạn tiêu hóa là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn cùng với các enzyme tiêu hóa giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mẹ có thể cho bé trên 6 tháng tuổi ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua để cải thiện sức khỏe đường ruột nhé.rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

♦ Massage bụng bé 15 phút mỗi ngày với dầu tràm

Đây là một cách tốt để giúp con “đuổi” những khó chịu ở hệ tiêu hóa. Mẹ nên massage lúc bé chưa ăn gì hoặc chưa bú, hoặc cách bữa ăn tối thiểu 1 tiếng đồng hồ.

Đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng quanh bụng bé với tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp theo chiều kim đồng hồ. Việc massage giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi khó tiêu và cực kỳ “nhạy” đối với bé đang bị táo bón.

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng và giàu vitamin.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường sinh hoạt xung quanh bé.
  • Hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ ốm.
  • Giúp bé vận động nhiều cho hệ tiêu hóa khỏe vì khi lười vận động, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thức ăn chậm khiến bé bị đầy bụng, khó chịu.
  • Thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ cho bé để tránh được nhiều căn bệnh trẻ em nguy hiểm và cả những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Những câu hỏi thường gặp về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do táo bón, mẹ nên bổ sung thực phẩm nhuận tràng để chống táo bón cho bé. Với bé đã ăn dặm, mẹ nên cho ăn rau củ, trái cây giúp nhuận tràng bao gồm:

  • Đu đủ chín
  • Rau lang, khoai lang, mùng tơi
  • Chuốt tiêu
  • Uống nhiều nước

Với các bé đang bú mẹ, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất, nhất là chất xơ và uống nước nhiều để bé hấp thu tốt, giúp dễ tiêu hơn.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

  • Hạn chế tinh bột và các loại thức ăn giàu chất béo đối với các bé đang bị táo bón.
  • Hạn chế thực phẩm bột đường và chất xơ đối với bé đang tiêu chảy.
  • Không ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng như: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, húng quế.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và hầu hết trẻ nhỏ nào cũng gặp ngay từ lúc còn sơ sinh. Cách chăm sóc và trị dứt điểm bệnh không khó, chỉ cần cha mẹ có kiến thức nền tảng cơ bản và kiên trì.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x