Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 12/07/2023

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm? Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm? Nguyên nhân và cách xử lý
Khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, mẹ có thể chỉ nghĩ đến nguyên nhân thông thường nhất, đó là táo bón. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh đường tiêu hóa và chỉ khi chú ý kỹ các biểu hiện, mẹ mới có thể hiểu bệnh của con và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Trẻ đi ngoài ra máu thường có những biểu hiện khác nhau. Máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra nhiều, đó thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một vấn đề sức khỏe không đơn giản.

Mẹ cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân, biểu hiện của từng trường hợp để đưa ra quyết định can thiệp kịp thời.

1. Trẻ đi ngoài ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?

Trong đa số các trường hợp, trẻ đi ngoài có một ít máu không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thấy máu trong phân của bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị khám và/hoặc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu.

Nếu trẻ đi ngoài ra máu đột nhiên bị ốm nặng hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Tiêu chảy ra máu.
  • Bé sinh non và đi ngoài ra máu.
  • Phân dính máu và bụng trẻ sưng lên.
  • Có phân đẫm máu, bé bị sốt hoặc ốm nặng.
  • Nhìn bé mệt mỏi, thờ ơ, mất năng lượng và yếu ớt.

Mẹ tìm hiểu thêm về màu sắc phân của trẻ sơ sinh để nhận biết tình trạng sức khỏe của con nhé.

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào là nguy hiểm?
Bé đi ngoài ra máu nhiều thường mệt mỏi

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

2.1 Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn của trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài ra máu. Máu thường xuất hiện khi bé đi đại tiện; hoặc mẹ có thể thấy máu dính trên tã hoặc giấy vệ sinh của bé.

Tình trạng nứt hậu môn thường do trẻ bị táo bón. Phân của trẻ bị táo bón thường lớn và cứng nên có thể gây ra một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Mẹ có thể tham khảo cách điều trị táo bón cho trẻ tại đây.

2.2 Không dung nạp đạm sữa

Tình trạng này còn gọi là viêm đại tràng “dị ứng” do bé bị nhạy cảm với đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành. Không dung nạp sữa thường xuất hiện khi bé bắt đầu uống sữa công thức. Hầu hết các bé mắc bệnh này đều khỏe mạnh duy chỉ có dấu hiệu đáng lo đó là trẻ đi ngoài ra máu.

Trong một vài trường hợp, trẻ dị ứng sữa không chỉ đi ngoài ra máu mà còn tiêu chảy, nôn mửa, khó chịu, kém tăng cân hoặc bị chàm da. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

2.3 Bệnh trĩ

Bé bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài cũng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện của chứng bệnh này là con đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Nếu bé phát triển búi trĩ ở hậu môn thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị.

2.4 Bệnh kiết lỵ

Bệnh này ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ không nên chủ quan. Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu nhầy, có triệu chứng đau bụng, đại tiện khó, phân có màu đỏ tươi, sốt nhẹ, phân ít, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

2.5 Polyp đại tràng

Polyp là khối u hình thành trong đại tràng. Hầu hết các polyp ở trẻ em là không phải là ung thư (lành tính), hay được gọi là “polyp vị thành niên”. Nhìn chung, đây là nguyên nhân hiếm gây khiến trẻ đi ngoài ra máu.

2.6 Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh này, trẻ thường bị nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa dẫn đến đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.

2.7 Các bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em còn có thể do bé bị mắc các bệnh như tiêu chảy nhiễm trùng, viêm ruột, tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, rối loạn đông máu và các bất thường của mạch máu bên trong ruột.

2.8 Thiếu hụt vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu hụt vitamin K sẽ có thể bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nhìn chung, bé đi ngoài ra máu không phải là dấu hiệu chính và thường ít do thiếu hụt vitamin K.

Tóm lại, nguyên nhân bệnh lý dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu thường hiếm gặp. Do đó, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy thăm khám bác sĩ để kiểm tra bé kịp thời và có biện pháp điều trị hiệu quả.

3. Trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao? Cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu không phải trường hợp nào cũng cần điều trị; táo bón nhẹ và nứt hậu môn sẽ có thể chữa khỏi theo thời gian khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé, cũng như chú ý chăm sóc vết nứt của bé.

Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Ví dụ trẻ bị tắc ruột có thể cần phải phẫu thuật; trẻ bị tiêu chảy viêm nhiễm có thể cần thuốc kháng sinh để kháng viêm; v.v.

Tốt nhất, khi mẹ thấy lo lắng về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, mẹ hãy cho bé đi thăm khám để xác định chính xác vấn đề và can thiệp điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

Cách điều trị

4. Phòng ngừa tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi

4.1 Phòng ngừa thiếu vitamin K

Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.

4.2 Bổ sung chất xơ

Mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ vào chế độ ăn của trẻ để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4.3 Bù đủ dịch cho bé

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bổ sung nước điện giải cho bé. Bé từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Bé 1 tuổi thì bổ sung nước theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.

4.4 Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cụ thể. Việc này có thể giúp bé phòng ngừa được tình trạng táo bón.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng có đáng lo?

4.5 Giữ vệ sinh cá nhân

Mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như lau mặt, cổ, tay cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn nhé.

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu không hiếm gặp song mẹ không nên coi thường. Bởi vì có thể bé đang mắc một số bệnh nguy hiểm như cảm thương hàn, đại trạng, xuất huyết dạ dày... Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám nếu tình trạng này kéo dài quá 3 ngày nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Patient education: Blood in bowel movements (rectal bleeding) in babies and children (Beyond the Basics)
https://www.uptodate.com/contents/blood-in-bowel-movements-rectal-bleeding-in-babies-and-children-beyond-the-basics
Ngày truy cập: 12.07.2023

2. What is Vitamin K Deficiency Bleeding?
https://www.cdc.gov/ncbddd/vitamink/facts.html
Ngày truy cập: 12.07.2023

3. Allergic enteritis in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5360665/
Ngày truy cập: 12.07.2023

4. What can your child’s poop color tell you?
https://www.hopkinsmedicine.org/johns-hopkins-childrens-center/what-we-treat/specialties/gastroenterology-hepatology-nutrition/stool-color-overview.html
Ngày truy cập: 12.07.2023

5. Color of Milk
https://llli.org/breastfeeding-info/color-of-milk/
Ngày truy cập: 12.07.2023

x