Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 29/01/2024

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Nhiễm khuẩn đường ruột (Gastroenteritis) là một bệnh viêm đường ruột gây tiêu chảy và đôi khi nôn mửa. Nôn mửa có thể nhanh chóng lắng xuống, nhưng tiêu chảy có thể kéo dài nhiều ngày. Những cơn tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, gây nguy hiểm cho trẻ còn rất nhỏ.

Chính vì thế cha mẹ cần nắm rõ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi để biết con có bị bệnh quá lâu hay không. Cũng như cần biết khi nào sẽ đưa bé đến bệnh viện kiểm tra bệnh tình.

1. Hiểu về nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột có thể lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ việc ăn thức ăn hoặc uống nước ô nhiễm.

Một số loại vi khuẩn virus phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột bao gồm:

  • Nhiễm trùng Escherichia coli hoặc Cryptosporidium.
  • Nhiễm khuẩn Campylobacter; Giardiasis; Shigellosis; hoặc Salmonellosis.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu, triệu chứng bao gồm:

  • Đầy hơi.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Ăn mất ngon.
  • Co thắt trong bụng.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Phân có máu hoặc nhầy.
  • Thường cảm thấy không khỏe – bao gồm cả li bì, lừ đừ và đau nhức cơ thể.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Bao lâu thì các triệu chứng trên sẽ biến mất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

2. Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể khác nhau.

  • Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn: Trẻ thường có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa. Một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: vi khuẩn E. coli, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Campylobacter, vi khuẩn Shigella,…
  • Nhiễm khuẩn đường ruột do virus: Trẻ thường có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt nhẹ. Một số virus gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: virus rotavirus, virus norovirus, virus adenovirus,…
  • Nhiễm khuẩn đường ruột do ký sinh trùng: Trẻ thường có các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu hoặc nhầy, đau bụng, suy dinh dưỡng. Một số ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: amip, trùng roi, giun đũa, giun kim,…

Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu do virus, trẻ thường được điều trị bằng cách bù nước và điện giải. Nếu do ký sinh trùng, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc chống ký sinh trùng.

3. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Các biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể kể đến như:

  • Mất nước: Tiêu chảy và nôn mửa là hai triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn đường ruột. Hai triệu chứng này có thể khiến trẻ bị mất nước, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường ăn kém, chán ăn, bỏ bữa. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây nhiễm trùng máu, một tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ tự khỏi sau 2-7 ngày nếu được chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần.

Do đó các mẹ cần để ý các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chi tiết sẽ được nhắc đến trong phần kế tiếp.

Khi trẻ được đưa đi thăm khám; bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm phân; nước tiểu hoặc máu để kiểm tra tình trạng mất nước; và xem nguyên nhân gây ra bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

5. Khi nào cần đưa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đến bệnh viện?

Dựa vào phần “Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi”, mẹ cần đưa bé đi bệnh viện sớm tầm 3 ngày phát bệnh do sau thời gian này có thể do vi trùng gây ra, cần được thăm khám sớm.

nếu quá 10 ngày trẻ vẫn còn bệnh thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kèm các triệu chứng dưới đây thì cũng cần đi khám:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn ra chất màu xanh lá cây.
  • Nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy và không uống được.
  • Bị tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng hoặc nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 10 ngày.
  • Có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã ướt ít hơn hoặc không đi vệ sinh nhiều. Nước tiểu màu vàng sậm hoặc nâu. Bé dễ choáng váng hoặc chóng mặt, khô môi và miệng.

6. Cách phục hồi hệ tiêu hóa sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

cách cải thiện hệ tiêu hóa

Sau khi trẻ đã được chữa khỏi bệnh, hệ tiêu hóa của vẫn cũng vẫn còn khá yếu ớt. Để bé phục hồi nhanh chóng và cha mẹ không còn băn khoăn trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột quá bao lâu thì khỏi. Cha mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho bé bằng các cách sau:

  • Bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh; vì trẻ có thể bị nghẹn.
  • Cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ. Có thể là nước lọc hoặc nước hoa quả.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa để trẻ có thể dễ hấp thụ thức ăn.
  • Cho bé tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Enzyme giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Hãy cho bé ăn đu đủ, xoài, mật ong và dứa vì chúng có chứa enzyme.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn đóng hộp vì chúng không có chất dinh dưỡng, chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản. Chúng có thể gây táo bón và suy dinh dưỡng khi trẻ tiêu thụ.

7. Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ

Để phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn để lâu, thức ăn ôi thiu, thức ăn tái sống.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt của trẻ.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời gian trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu trẻ có các triệu chứng nặng như sốt cao, tiêu chảy nhiều, nôn mửa nhiều, đau bụng dữ dội,… cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Trên đây là một số thông tin về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể sẽ phải mất từ 7 đến vài tuần mới khỏi. Thế nên cha mẹ không cần phải quá sốt ruột đâu nhé. Trong thời gian này thay vì trăn trở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu mới khỏi thì cha mẹ nên chăm sóc và bồi bổ cho bé nhiều hơn để bệnh mau khỏi nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Gastroenteritis (Stomach Flu)
https://kidshealth.org/en/parents/gastroenteritis.html
Ngày truy cập: 17/10/2022

2. Gastroenteritis in children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/gastroenteritis-in-children
Ngày truy cập: 17/10/2022

3. Gastroenteritis (gastro)
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Gastroenteritis_gastro/
Ngày truy cập: 17/10/2022

4. Gastroenteritis In Children
https://www.kidshealth.org.nz/gastroenteritis-children
Ngày truy cập: 17/10/2022

5. Acute gastroenteritis in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1764079/
Ngày truy cập: 17/10/2022

x