Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2020

Trẻ bị đầy hơi đi ngoài: Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị đầy hơi đi ngoài: Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Khi xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, đi ngoài kéo dài và có xu hướng tăng nặng, nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám thực thể, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.

Trẻ bị đầy hơi đi ngoài là một hiện tượng đặc trưng của rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó trẻ có thể sẽ bị nôn, đau bụng âm ỉ, đau bụng từng cơn, đi ngoài lỏng, phân lúc rắn, lúc nhão… Bệnh lý này bắt đầu từ sự sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa

Cùng với vô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn đảm nhận chức năng hấp thụ dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Việc nhai giúp trộn thức ăn với nước bọt, xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Cơ và sức ép của thực quản đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tại đây, thực phẩm được trộn lẫn với một số enzym tiêu hóa trong dạ dày và trở thành dạng lỏng. Các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể và chuyển đến các bộ phận khác nhau, giúp cơ thể hoạt động tốt.

Để tránh hệ tiêu hóa của trẻ bị loạn khuẩn, bạn cần hiểu cách để cân bằng hệ vi khuẩn cho đường ruột.

Theo các sách hướng dẫn trong y khoa, hệ đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi làm chức năng tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn có hạu. Với trẻ khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở thế cân bằng nhau gọi là cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Nguyên nhân trẻ bị đầy hơi đi ngoài

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị đầy hơi đi ngoài. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa chính là thực phẩm ăn uống hằng ngày.

  • Ngộ độc thực phẩm chính là nguyên nhân đầu tiên khi trẻ đầy hơi và đi ngoài liên tục. Nếu kiểm soát tốt chế độ ăn uống tại nhà cho trẻ, lý do có thể do bữa trưa tại trường hoặc trẻ ăn vặt phải những thực phẩm bị nhiễm độc, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn,…
trẻ bị đầy hơi đi ngoài
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề đáng lo ngại cho hệ tiêu hóa

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể trẻ sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Bạn cần theo dõi kỹ, và cần thiết nên đưa tới bệnh viện để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh triệt để.

  • Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng thường có ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi loại bệnh lại có thêm các dấu hiệu khác. Đôi khi chỉ có một, hai triệu chứng cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn.

Ví dụ, các bệnh liên quan đến dạ dày, đau bụng sẽ kèm theo chướng, đầy hơi, nôn hay buồn nôn. Viêm ruột thừa thường có dấu hiệu đau bụng từng cơn hay đau âm ỉ và kèm theo nôn hay buồn nôn, đại tiện, bí trung. Trẻ bị viêm ruột cấp tính cũng xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng…

  • Uống thuốc không đúng cách: Phần đa lỗi do phụ huynh tự ý “kê đơn, bốc thuốc” cho trẻ uống tại nhà hoặc dùng thuốc không đúng cách, không đúng chỉ định bác sỹ, liều lượng không đúng làm mất cân bằng các vi sinh vật ở hệ tiêu hóa cũng sẽ làm xuất hiện một số triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, mùi hôi, tanh, đau bụng thường xuyên.

Bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa

Chấy xơ là nguồn sống của các lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu chứa gần 1,5kg các vi khuẩn cần thiết. Nếu các vi khuẩn này thiếu nơi trú sẽ yếu đi, gây rối loạn tiêu hóa, và khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ, bạn có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày một số thực phẩm như sau:

  • Rau củ: Các loại rau cải, mồng tơi, khoai lang, cà rốt, cà chua, rau ngót, súp lơ… là những thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất đồng thời còn cung cấp các vitamin, muối khoáng thiết yếu cho cơ thể trẻ.
tre bi day hoi di ngoai 1
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe
  • Trái cây: Các loại nước ép từ trái cây tươi như bưởi, cam, quýt, táo, lê, bơ, chuối… rất giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trái cây vừa cung cấp chất xơ vừa cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
  • Ngũ cốc: Ngô, khoai, gạo lứt, yến mạch, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ là những loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ rất lớn.

Chướng bụng, tiêu chảy dù có nguyên nhân từ bệnh lý hay do ngộ độc thực phẩm đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vì vậy khi trẻ bị đầy hơi đi ngoài cần được thăm khám kỹ và điều trị sớm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x