Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Oanh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 20/06/2024

5 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất

TÀI TRỢ BỞI:

5 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ gặp các rối loạn về tiêu hóa. Tuy nhiên, một nguyên nhân tiềm ẩn mà mẹ ít chú ý đó là rối loạn tiêu hóa cũng rất dễ xảy ra đối với trẻ có cơ địa mẫn cảm với các biểu hiện như nôn mửa, táo bón, tiêu chảy…

Tình trạng này thường xuất phát từ việc mẹ lựa chọn nguồn dinh dưỡng chưa phù hợp với khả năng tiêu hóa và cơ địa của con.Trong bài viết sau, bạn hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc, điều trị cho trẻ hiệu quả.

Hiểu về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề sức khỏe của hệ tiêu hóa. Những rối loạn này bao gồm các bệnh lý tiêu hóa có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ [1].

Trẻ nhỏ khi bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, hấp thu kém dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc mắc bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như viêm đại tràng [2], [3].

Ví dụ như tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra. Theo nghiên cứu, tiêu chảy mức độ từ trung bình đến nặng ở trẻ em làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn và thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt là trường hợp tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [4].

Cùng lúc đó, những thay đổi của hệ vi sinh đường ruột do tiêu chảy lại tăng nguy cơ tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ chậm phát triển và giảm năng lực trí tuệ [4]. Điều này tạo ra một “vòng luẩn quẩn” đối với sức khỏe và sự phát triển của con nên ba mẹ đừng chủ quan khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa rất đa dạng nhưng trên thực tế, nhiều mẹ thường bỏ sót nguy cơ đến từ tình trạng mẫn cảm ở trẻ. Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được [5].

Mẫn cảm ở trẻ có thể biểu hiện qua các vấn đề tiêu hóa với các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn… Ngoài ra, trẻ bị mẫn cảm cũng có các triệu chứng khác được nhận biết qua [6]:

  • Da & niêm mạc: chẳng hạn như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã
  • Hô hấp: bao gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
  • Các biểu hiện toàn thân: mẹ có thể nhận thấy trẻ hay quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…

Theo các nghiên cứu, trẻ có cơ địa mẫn cảm thường có tính gia đình. Điều này nghĩa là nếu gia đình có người cơ địa mẫn cảm hay dị ứng thì trẻ cũng có nguy cơ bị mẫn cảm cao hơn [7], [8].

Ngoài nguyên nhân về mẫn cảm, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có thể do một số nguyên nhân khác như [3]:

  • Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện
  • Khẩu phần ăn chưa hợp lý, ví dụ như nếu trẻ ăn quá no, ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn đồ ăn giàu mỡ sẽ có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…
  • Trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đó có thể là đồ ăn chưa chín kỹ, thực phẩm bị ôi thiu, nguồn nước ô nhiễm…Điều này có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Trẻ dùng kháng sinh gặp tác dụng phụ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó dẫn đến các vấn đề tiêu hóa từ nhẹ đến nặng
  • Trẻ mắc một trong các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột, viêm dạ dày…

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp mà trẻ có thể có những biểu hiệu sau đây:

1. Nôn trớ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nôn trớ, ọc sữa sau khi bú là điều bình thường do cơ vòng giữa dạ dày thực quản còn yếu. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn dữ dội hơn hoặc nôn ra nhiều sữa thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Nếu trẻ bú sữa ngoài bị nôn có thể do bú quá nhiều hoặc không dung nạp sữa. Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên bị nôn, chất nôn màu xanh hoặc lẫn máu… [11].

2. Đau bụng

Rối loạn tiêu

Đau bụng là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng có thể khóc rất to, kéo dài vài giờ mỗi ngày [11]. Đau bụng ở trẻ thường không rõ nguyên nhân nhưng một số trường hợp được chẩn đoán là do đầy hơi, táo bón, lồng ruột, dị ứng sữa… [2], [11].

3. Táo bón

Khi trẻ không đi tiêu thường xuyên, vài ngày mới đi một lần, đi tiêu phân cứng, có dấu hiệu bụng cứng và đau bụng thì những biểu hiện này cho thấy trẻ đang bị táo bón. Nguyên nhân gây ra táo bón có thể do trẻ bú mẹ ít, chế độ ăn của mẹ hoặc bé thiếu chất xơ, không hạp sữa công thức… Vì vậy, hầu hết trường hợp mẹ sẽ cần sự điều chỉnh lại chế độ ăn uống để góp phần giúp trẻ giảm táo bón [2].

4. Tiêu chảy

Một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nữa đó là tiêu chảy. Đây là tình trạng trẻ đi tiêu phân lỏng, nhiều nước với rủi ro lớn nhất là có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Do đó, trẻ bị tiêu chảy cần được điều trị kịp thời, đặc biệt là khi trẻ có những thay đổi bất thường hoặc có máu trong phân [11].

5. Đầy hơi dẫn đến chán ăn, bỏ bú

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Theo đó, bụng trẻ có thể căng to, ợ hơi hoặc xì hơi liên tục. Khi các triệu chứng này “làm phiền”, trẻ có xu hướng tiêu hóa kém, kèm theo biếng ăn hoặc bỏ bú [12].

4. Chăm sóc và điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Chăm sóc dinh dưỡng để hỗ trợ và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ có cơ địa mẫn cảm

Mẫn cảm không là bệnh nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không cải thiện sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cũng như làm tăng nguy cơ dị ứng sau này. Do đó, nếu con bị rối loạn tiêu hóa tiêu hóa do mẫn cảm, mẹ cần đưa bé đi khám và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách điều trị. Đồng thời, mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm.

Trong ít nhất 4 đến 6 tháng đầu đời, bạn nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ [13], [14] vì đây là nguồn dinh dưỡng được “thiết kế” riêng cho trẻ sơ sinh giúp con dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tránh nguy cơ tiêu chảy, táo bón… [15]. Không những vậy, vai trò của sữa mẹ trong hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm đã được chứng minh qua việc [16], [17], [18]:

  • Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
  • Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)

Trong trường hợp bạn không đủ điều kiện cho con bú mẹ hoặc đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ cần có giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp với cơ địa và đặc điểm tiêu hóa của con. Theo nghiên cứu, trẻ có cơ địa mẫn cảm có thể được hưởng lợi từ sữa công thức với đạm thủy phân một phần [19], [20], [21]. Do đó, Nan Supreme Pro đang là dòng sữa được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu và lựa chọn vì sở hữu thành phần đạm whey thủy phân một phần độc đáo. Đây là công thức sữa hỗ trợ bé bị mẫn cảm nhờ có chứa:

– 100% đạm whey thủy phân một phần với kích thước nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn sẽ giúp giảm thời gian làm trống dạ dày. Từ đó, giúp bé dễ hấp thu, hạn chế các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa và hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm [19], [20], [21], [22]. Đặc biệt, công thức 100% đạm whey thủy phân một phần còn được chứng minh hiệu quả hỗ trợ cơ địa mẫn cảm, đặc biệt là đối hệ tiêu hóa khi có thể giúp trẻ giảm 53% tỷ lệ mắc các triệu chứng đường tiêu hóa [22], con dễ tiêu hóa hơn, giảm thời gian làm rỗng dạ dày [23], [24], cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn [25], [26]. Đồng thời, dòng sữa này còn giúp giảm mẫn cảm qua da và hệ hô hấp.

– 5 HMO giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, thiết lập miễn dịch tiêu hóa. Trong đó, 2’FL và 6’FL cho thấy hiệu quả phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm đường hô hấp, hen dị ứng [33]. Bổ sung HMO giúp trẻ tăng cường đề kháng, phát triển phù hợp với lứa tuổi [27].

– Lợi khuẩn Bifidus BL giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm khi khu trú thành công hệ vi sinh có lợi tại đường ruột, tăng tiết IgA tốt hơn đến 3 lần đáp ứng miễn dịch và giảm 49% nguy cơ tiêu chảy đến khi trẻ được 3 tuổi [28], [29], [30], [31].

Điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa sẽ tùy thuộc vào triệu chứng nào đang ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất, chẳng hạn như:

Dùng thuốc [32]

Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đó có thể là thuốc tăng hoặc giảm chuyển động của phân qua đường ruột, thuốc giảm axit dạ dày, thuốc giảm co thắt ruột…

Chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày [3]

  • Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý. Ưu tiên cho bé bú mẹ hoặc nếu bé dùng sữa bột thì cần làm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ, đảm bảo trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Đảm bảo trẻ ăn chín uống sôi, thực phẩm dành cho con luôn cần tươi sạch, rõ ràng về nguồn gốc, thành phần
  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách và đảm bảo môi trường sống xung quanh bé luôn sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất phổ biến nhưng các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác. Vì vậy, mẹ nên quan tâm đến vấn đề tiêu hóa ở trẻ và nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nào bất thường nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pediatric Digestive Disorders

https://www.mainehealth.org/care-services/pediatric-care-child-health/pediatric-digestive-disorde rs Truy cập ngày 13/06/2024

2. RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

https://benhvienhungvuong.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-xu-tri/ Truy cập ngày 13/06/2024

3. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

http://dongnaicdc.vn/phong-ngua-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em Truy cập ngày 13/06/2024

4. Gut microbiota in various childhood disorders: Implication and indications

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9150060/ Truy cập ngày 13/06/2024

5. Johansson SG, Hourihane JO, Bousquet J, et al. A revised nomenclature for allergy. An EAACI position statement from the EAACI nomenclature task force [published correction appears in Allergy 2001 Dec;56(12):1229]. Allergy. 2001;56(9):813-824. doi:10.1034/j.1398-9995.2001.t01-1-00001.x.

6. Moreno MA. Atopic Diseases in Children. JAMA Pediatr. 2016;170(1):96. doi:10.1001/jamapediatrics.2015.3886

7. Bergmann RL, et al. Clin Exp Allergy 1997;27:752–760. 

8. Chad Z. Paediatr Child Health 2001;6(8):555–566. 

9. World Health Organization Europe. 2007;Fact Sheet No 3.1:Code RPG3_Air_E1. 

10. Prescott SL. J Allergy Clin Immunol 2013;131:23–30.

11. Gastrointestinal Problems

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=gastrointestinal-problems-90-P02216 Truy cập ngày 13/06/2024

​​12. Nhận biết các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

https://vncdc.gov.vn/nhan-biet-cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-nd15382.html Truy cập ngày 13/06/2024

13. World Health Organization. WHO Recommendations on Postnatal Care of the Mother and Newborn; World Health Organization: Geneva, Switzerland, 2014.

14. ESPGHAN 2022

15. Breastfeeding vs. Formula Feeding

https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Truy cập ngày 13/06/2024

16. Nuzzi G, Di Cicco ME, Peroni DG. Breastfeeding and Allergic Diseases: What’s New? Children (Basel). 2021 Apr 24;8(5):330. doi: 10.3390/children8050330. PMID: 33923294; PMCID: PMC8145659.

17. Muraro A, Halken S, Arshad SH, Beyer K, Dubois AE, Du Toit G, et al. EAACI food allergy and anaphylaxis guidelines. Primary prevention of food allergy. Allergy. (2014) 69:590–601. 10.1111/all.12398.

18. Fleischer DM, Spergel JM, Assa’ad AH, Pongracic JA. Primary prevention of allergic disease through nutritional interventions. J Allergy Clin Immunol Pract. (2013) 1:29–36. 10.1016/j.jaip.2012.09.003

19. Muraro A, et al. Allergy. 2014;69:590–601. 

20. Gappa M, et al. Allergy. 2021;76(6):1903–1907.  

21. Martin CR, et al. Nutrients. 2016;8:279.

22. Exl B et al., Improved general health status in an unselected infant population following an allergen-reduced dietary intervention programme: the ZUFF-STUDY-PROGRAMME. Part II: infant growth and health status to age 6 months. ZUgFrauenFeld. Eur J Nutr. 2000;39:145-56.

23. Billeaud C, Guillet J, Sandler B. Gastric emptying in infants with or without gastro-oesophageal reflux according to the type of milk. Eur J Clin Nutr. 1990;44(8):577-583.

24. Clemens RA et al., In vitro digestibility assessment of intact and hydrolyzed proteins in infant formula. J Am Coll Nutr 2002;21(5):482[abstract].

25. Czerkies LA et al., A pooled analysis of growth and tolerance of infants exclusively fed partially hydrolyzed whey or intact protein-based infant formulas. Int J Pediatr. 2018;2018:4969576.

26. Berseth CL, Mitmesser SH, Ziegler EE, Marunycz JD, Vanderhoof J. Tolerance of a standard intact protein formula versus a partially hydrolyzed formula in healthy, term infants. Nutr J. 2009;8:27. Published 2009 Jun 19. doi:10.1186/1475-2891-8-27.

27. Bauer V, et al. Abstract submitted to Nutrition & Growth Conference 2021.

28. Yuniaty T et al, Paediatr indones, 2013; 53: 89-98.

29. Holscher HD et al., j Parenter Enternal Nutr. 2012; 36: 106s-117s.

30. Ziegler EE et al. Monatsschr Kinderhe ilkd. 2003; (suppl 1) 151: 565-71.

31. Correa NB et al., J Clin Gastroenterol. 2005; 39: 385-9.

32. Functional Gastrointestinal Disorders in Pediatric and Adolescent Patients https://gi.org/topics/functional-gastrointestinal-disorders-in-pediatric-and-adolescent-patients/ Truy cập ngày 13/06/2024

x