Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/06/2018

Những điều không thể không biết về bệnh Celiac ở trẻ em

Những điều không thể không biết về bệnh Celiac ở trẻ em
Bệnh Celiac còn được biết đến với tên gọi bệnh dị ứng gluten có thể bé cưng của mẹ phải tránh một số thực phẩm giàu dinh dưỡng trong suốt khoảng thời gian dài. Vì nếu chẳng may nếm thử thôi cũng đủ gây ra khó chịu khiến mẹ đứng ngồi không yên.

Trong các bệnh liên quan đến đường ruột ở trẻ em bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa điển hình gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Trẻ bị mắc không thể dung nạp gluten,một loại protein phổ biến có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.

Nếu mẹ không sớm phát hiện ra các triệu chứng, trong giai đoạn trẻ ăn dặm để bé thưởng thức những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không được tiêu hóa sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột.

Nguyên nhân phổ biến

Có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp gây ra bệnh là do yếu tố di truyền hoặc đến từ môi trường, tức là bé tiếp xúc với yếu tố kích hoạt. Thông thường, nếu là do di truyền trẻ sẽ có những biểu hiện sớm sau khi sinh sau đó phát triển thành những dấu hiệu rõ rệt khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.

bệnh celiac
Bệnh dị ứng gluten có thể xuất hiện từ sau sinh và “bám” trẻ tới khi trưởng thành

Bệnh Celiac khác so với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng xảy ra khi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lùa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như phát ban và thở rít.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bé gặp các vấn đề về đường ruột, dấu hiệu nhận đặc trưng:

  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Bé chán ăn
  • Chướng bụng hoặc bị đau bụng thường xuyên
  • Giảm cân hoặc khí tăng cân

Mẹ cần biết rằng những triệu chứng này có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, bất kỳ khi nào ăn thực phẩm chứa gluten.

Một số ít trường hợp, trẻ không có dấu hiệu nào phổ biến nhưng lại có vấn đề về cân nặng, chậm phát triển, thiếu máu, thiếu sắt, phát ban hoặc các vấn đề nha khoa. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân mỡ, đầy hơi, chướng bụng.

  • Các triệu chứng về da: Các triệu chứng bao gồm ngứa, nổi mụn nước ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, mặt, cổ, thân mình, đôi khi còn trong khoang miệng .
  • Vấn đề răng miệng: Đó là những vấn đề khi trẻ thay răng vĩnh viễn bao gồm men răng ngả vàng hoặc có những đốm nâu, rãnh hoặc hố trên răng.

Ngoài ra bệnh Celiac có thể gây nên các triệu chứng nhẹ và mơ hồ như mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt trong giới hạn hoặc thấp bé hơn các bạn cùng độ tuổi. Một khi trẻ được xác định mắc bệnh Celiac sau sinh thiết da hoặc ruột, cách điều trị duy nhất là hoàn toàn loại bỏ gluten trong chế độ ăn.

Điều trị bệnh Celiac

Để điều trị dứt điểm bệnh Celiac mẹ cần đưa bé đến các trung tâm Nhi khoa uy tín, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi đã chuẩn đoán chính xác trẻ mắc bệnh dựa trên kết quả sinh thiết ruột, liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten.

Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác, như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Kém hấp thu dinh dưỡng
  • Giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ gãy xương
  • Tăng nguy cơ ung thư họng và thực quản
  • Suy dinh dưỡng
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Thấp lùn
  • Quáng gà
  • Xuất huyết
  • Các vấn đề về tâm thần

Điều lưu ý đáng quan trọng khác là tuyệt đối không bao giờ áp dụng chế độ ăn không có gluten cho trẻ khi chưa có kết quả chẩn đoán sinh thiết ruột.

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ép buộc phải tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt không cần thiết và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề mắc bệnh. Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp khi sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả.

bệnh dị ứng gluten 1
Một chế độ ăn không gluten chỉ ấp dụng sau khi bác sỹ đưa ra kết luận

Những thực phẩm không chứa gluten

Dưới đây là một số thực phẩm không chứa gluten từ gạo, ngô và khoai tây như:

  • Kiều mạch
  • Bột năng
  • Hạt kê
  • Diêm mạch

Trong gian đoạn trẻ ăn dặm mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt kể trên. Ngoài ra cần luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa gluten.

Ngoài việc kiêng cữ cần thiết các thực phẩm chứa gluten, bé có thể ăn thoải mái các thực phẩm sau:

  • Rau và trái cây
  • Hầu hết các sản phẩm sữa
  • Thịt đỏ
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Đậu đỗ
  • Các loại quả hạch

Khi trẻ bị mắc bệnh Celiac điều quan trọng nhất là phát hiện sớm các triệu chứng đồng thời đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám sức khỏe và làm xét nghiệm chuẩn đoán sinh thiết ruột.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x