Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/07/2018

Viêm giác mạc ở trẻ em, nguy hiểm khó lường trước

Viêm giác mạc ở trẻ em, nguy hiểm khó lường trước
Viêm giác mạc ở trẻ em là bệnh về mắt thường gặp. Phát hiện triệu chứng giai đoạn đầu và điều trị sớm, đôi mắt sẽ sớm trong veo trở lại. Ngược lại, có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm giác mạc ở trẻ em được hiểu chung là tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ các đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc được chia ra làm hai nhóm chính là viêm loét giác mạc (viêm giác mạc nông) và viêm nhu mô (viêm giác mạc sâu).

Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh trẻ em này:

  • Có thể là do tổn thương của giác mạc do vi sinh vật như nấm, virus (như virus Adeno, virus Herpes), vi khuẩn (như tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu)… xâm nhập vào giác mạc, làm tổn thương, thậm chí gây hoại tử bộ phận này.
  • Xuất phát từ các chấn thương làm rách, xước giác mạc, dị vật tác động tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập vào giác mạc và gây bệnh.
  • Một số bệnh lý thực thể như hở mi do liệt thần kinh, miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hóa, suy dinh dưỡng khô mắt, thiểu tiết nước mắt, thiếu vitamin A… cũng khiến trẻ bị viêm giác mạc.

viêm giác mạc ở trẻ em 1
Viêm giác mạc nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới mù lòa

Dấu hiệu nhận biết

Khi bé yêu bị viêm giác mạc, trẻ thường gặp phải

  • Những cơn đau nhức âm ỉ vùng mắt. Cơn đau trở nên dữ dội nhiều lần khi mắt trẻ có các yếu tố kích thích như ánh sáng, vận động mắt.
  • Trẻ sẽ có xu hướng nhắm nghiền mắt, tránh tiếp xúc với ánh sáng
  • Trẻ chảy nước mắt, thậm chí chảy nhiều mỗi khi mở mắt.

Đặc biệt, để chẩn đoán phân biệt viêm giác mạc với viêm kết mạc, các bác sĩ thường dựa vào triệu chứng thị lực ở trẻ bị giảm nhiều so với trước.

Viêm giác mạc chấm

Viêm giác mạc chấm còn tên gọi khác là viêm giác mạc đốm. Đây là một nhánh bệnh của viêm giác mạc. Loại viêm này thường nông, giác mạc chỉ bị tổn thương ở lớp biểu mô.

Nói về nguyên nhân, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng xuất phát điểm chính là do một số loại virus như Adeno hay Herpes, cũng có thể gặp trong các bệnh khô mắt, hở mi và nhiễm độc. Trường hợp viêm giác mạc chấm do virus Adeno thì thường nhẹ có thể tự hết và không ảnh hưởng nhiều cho mắt sau này.

Ngược lại, viêm giác mạc chấm do virus Herpes nếu không chữa trị dứt điểm rất dễ tái bị lại. Sức đề kháng của trẻ vẫn chưa kịp phục hồi đã bị tái lại sẽ làm bệnh càng nhanh chóng trở nên nặng hơn và dẫn đến những biến chứng xấu cho mắt.

Còn một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm giác mạc chấm là do khô nước mắt, hở mi… Tuy nhiên, đếu được bác sĩ hướng dẫn cụ thể một lần cha mẹ chỉ cần chú ý điều trị dứt điểm thì sẽ ngăn cho không viêm giác mạc chấm không bị tái phát.

Viêm giác mạc có lây không?

Không những lây mà còn rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt hoặc dịch tiết của người bị mắc bệnh. Nếu không tiệu trùng các vật dụng sinh hoạt hàng ngày càng dễ lây. Dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật và sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó…

Điều trị không dứt điểm còn có thể gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm giác mạc mãn tính
  • Mãn tính hoặc nhiễm virus tái phát của giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Sưng và sẹo giác mạc
  • Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Mù lòa

Viêm giác mạc kiêng ăn gì?

Bắt đầu từ tuổi trẻ ăn dặm mà không may bị bệnh viêm giác mạc mẹ cũng cần lưu ý cách chế biến thực phẩm. Về nguyên tắc không thì không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm nào nhưng phải chú ý ăn chín uống sôi, tuyệt đối cần tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích trong quá trình bị bệnh.

viêm giác mạc ở trẻ em 1 1
Vệ sinh mắt và nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mắt bé sẽ sớm ổn định

Điều trị và phòng tránh viêm giác mạc cho trẻ

Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường nghi là viêm giác mạc thì cha mẹ phải đưa trẻ đến khám ngay bác sĩ Mắt ở trung tâm y tế lớn để có hướng xử trí sớm. Phác đồ điều trị chủ yếu kháng sinh uống và kháng sinh nhỏ mắt sẽ nhanh hết bệnh.

Đồng thời cần chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp như:

  • Đeo kính cho trẻ khi ra ngoài đường, nhất là những nơi có nhiều bụi
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và đặc biệt là nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ
  • Không nên tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mắt cho trẻ nếu không có ý kiến tư vấn của bác sĩ
  • Khi trẻ có dị vật vào mắt, không để trẻ dùng tay dụi vì có thể làm trầy giác mạc. Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa mắt cho trẻ. Nếu trẻ vẫn cảm thấy mắt bị cộm do dị vật, nhức mắt nhiều, nước mắt chảy liên tục… hãy đưa trẻ đến bác sĩ mắt để kiểm tra và điều trị.

Viêm giác mạc ở trẻ em về cơ bản là có thể điều trị dứt điểm với điều kiện phải phát hiện và thăm khám sớm. Đừng lơ là những vấn đề ở mắt trẻ, “cửa số tâm hồn” nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x