Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2020

Trẻ bị viêm lợi có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng

Trẻ bị viêm lợi có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng
Răng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của cơ thể trẻ. Các bệnh về răng miệng như viêm lợi có mủ thường gây cảm giác khó chịu cho trẻ và gây khó khăn cho phụ huynh nếu không hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị.

Trẻ bị viêm lợi có mủ không chỉ gây hôi miệng mà bệnh còn làm đau nhức, sưng lợi. Nếu không kịp thời điều trị và có cách phòng ngừa, sự viêm nhiễm sẽ tiếp tục lan ra, phá hủy các mô xung quanh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm lợi có mủ là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm lợi có mủ là tình trạng nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ. Mủ có thể bao gồm các mô đã chết, bạch huyết cầu vi trùng còn sống hoặc đã chết, làm sưng các mô ở chân răng.

tre bi viem loi co mu
Khi bị viêm lợi có mủ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mất tự tin

Quá trình hình thành được lý giải là do yếu tố vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập cùng với các vi khuẩn lưu trú trong miệng phát triển gây viêm. Khi đó các tế bào bạch huyết sẽ tập trung tiêu diệt các tác nhân gây viêm, làm sưng các mô ở chân răng và có hiện tượng mủ trắng xuất hiện quanh chân răng.

Tại sao trẻ dễ mắc bệnh viêm lợi có mủ?

Dựa trên kết quả điều trị lâm sàng, các phòng khám chuyên khoa đưa ra một số nguyên nhân chủ yêu khiến trẻ bị viêm lợi có mủ:

  • Trẻ chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách: Đối với những trẻ lười vệ sinh răng miệng và có thói quen đánh răng sáng – tối thường xuyên nhưng lại đánh không đúng cách rất dễ “tạo ổ” cho vi khuẩn, nấm và virus trú ngụ và gây bệnh. Không chỉ là viêm lợi có mủ mà còn nhiều bệnh về răng miệng khác.
  • Thực phẩm nhiều đường: Trẻ ăn các loại bánh và kẹo ngọt cũng như thực phẩm chứa đường đơn nhiều mà không vệ sinh đúng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm trầm trọng.
  • Các bệnh nha chu: Khi mắc một số bệnh răng miệng gây viêm nhiễm sẽ gây ra những hệ lụy dây chuyền liên quan. Tủy răng bị viêm nhiễm thì mô mềm trong răng có chứa mạnh máu, dây thần kinh và các dây liên kết sẽ gây nên bệnh viêm lợi có mủ.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng dễ nhận biết nhất từ khoang miệng của trẻ là mùi hôi khó chịu, đau răng, khi ăn dễ cảm nhận vị đắng…

  • Đau răng: Liên quan trực tiếp đến lợi chính là chân răng nên triệu chứng đầu tiên là đau răng. Trẻ bị viêm lợi có mủ sẽ phải ichịu những con đau dai dẳng ở nơi có mủ và có thể sẽ bị mất ngủ thường xuyên vì đau răng.
  • Khó khăn trong ăn uống: Lợi bị đau đồng nghĩa với việc khi ăn uống, sử dụng phần răng có chứa mủ để nhai thức ăn sẽ đau hơn. Đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây tê buốt cả hàm. Có thể sẽ xuất hiện vị đắng khi ăn do phần bọc mủ gây nên. Ngay cả khi nói chuyện, giao tiếp bình thường trẻ cũng gặp những khó khăn nhất định.
  • Miệng hôi: Đây chính là lý do khiến nhiều trẻ không tự tin và ngại giao tiếp với mọi người. Nguyên nhân gây mùi hôi miệng khó chịu là do lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng, khiến miệng và hơi thở có mùi hôi.
  • Sốt: Tình trạng chỉ xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm ở tình trạng báo động và đang bị điều trị sai cách. Kèm theo sốt là tình trạng mệt mỏi, xuất hiện hạch bạch huyết ở dưới cổ …

Phòng bệnh đúng cách

Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng các bệnh đường miệng nói chung và viêm lợi có mủ nói riêng. Ngoài việc đánh răng và súc miệng miệng đều hàng ngày từ 2- 3 lần, trẻ cũng cần biết cách làm sạch các mảng bám trên răng bằng chỉ nha khoa.

tre bi viem loi co mu 1
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế viêm lợi

Ngoài ra, một phương pháp đơn giản được lưu truyền trong dân gian rất hiệu quả khác chính là ngậm nước muối pha loãng. Khi trẻ bị viêm lợi có mủ, bạn chỉ cần cách pha loãng nước muối ra với nước, cho trẻ xúc miệng và ngậm trong 10- 15 phút 2 lần sáng – tối sẽ giúp tiêu diệt hết vi khuẩn.

Bổ sung vitamin C và D là phương pháp hỗ trợ nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống tác nhân gây bệnh và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm lợi có mủ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra răng, bệnh loãng xương và tăng nhạy cảm với vi khuẩn ở miệng cũng có mối liên hệ mật thiết với viêm lợi có mủ. Ngoài ra, loãng xương làm cho xương ở miệng bị giảm mật độ và sự mất xương này có thể dẫn đến rụng răng.

Trẻ bị viêm lợi có mủ về cơ bản có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách với nguyên tắc bảo tồn răng được thực hiện đầu tiên, trường hợp nặng nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và lấy ổ áp xe để thoát khỏi nhiễm trùng.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x