Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/04/2021

Thở mạnh là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan nếu thấy con có triệu chứng này!

Thở mạnh là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan nếu thấy con có triệu chứng này!
Nếu con thường thở mạnh, thở dốc hoặc khó thở khi ngủ, bạn hãy thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Hãy kịp thời bảo vệ sức khỏe bé yêu nhé.

Thở mạnh là bệnh gì? Nhiều người lầm tưởng các triệu chứng khó thở khi ngủ, thở dốc hay hụt hơi khi thở chỉ có ở những người lớn tuổi. Thực tế, trẻ 6 đến 12 tuổi vẫn có thể gặp những triệu chứng này. Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về thông tin này nhé.

Thở mạnh là bệnh gì

Triệu chứng thở mạnh, khó thở khi ngủ

Thở mạnh là khi các nhịp thở không đều đặn và nhẹ nhàng như bình thường. Con phải dùng sức của cơ bụng để hít vào thật sâu và thở ra nhanh, mạnh mới cảm thấy dễ chịu. Đôi khi triệu chứng khó thở này xuất hiện trong lúc ngủ, gây ra những cơn thở dốc, ngắn và nông.

Các triệu chứng khó thở, thở mạnh thường gặp ở trẻ gồm:

♦ Cảm giác tức ngực, tim đập nhanh hơn bình thường.

♦ Cảm thấy ngột ngạt hoặc không đủ không khí để hít thở.

♦ Hơi thở gấp gáp, nhanh và nông.

♦ Thở khò khè.

♦ Thỉnh thoảng thở mạnh sẽ đi kèm với ho.

Thở mạnh là bệnh gì?

Để tìm hiểu thở mạnh là bệnh gì, trước tiên bạn hãy tham khảo các nguyên nhân gây ra triệu chứng thở mạnh, thở dốc nhé.

♦ Do thói quen: Khi có cảm giác lo lắng, bất an, nhiều người có thói quen thở mạnh để giải tỏa tâm lý. Lâu dần hành động này sẽ trở thành phản xạ và thỉnh thoảng trong sinh hoạt bình thường, thói quen này sẽ xuất hiện mà bạn không thể kiểm soát được. Đối với tình trạng này, trước câu hỏi thở mạnh là bệnh gì, bạn có thể yên tâm, đây chỉ là thói quen, không phải bệnh.

♦ Do vận động nhiều: Trẻ em thường dùng rất nhiều năng lượng cho việc chạy nhảy, vui đùa và các trò chơi vận động mạnh. Các bé thường thở mạnh trong lúc chơi hoặc sau khi kết thúc trò chơi và đang nghỉ mệt. Lúc này, thở mạnh là bệnh gì? Hành động thở mạnh để báo hiệu rằng cơ thể đang vận động quá sức và bé cần dừng lại để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

hình ảnh Thở mạnh là bệnh gì

Nếu bạn và bé cưng chỉ thỉnh thoảng thở mạnh với những lý do như trên thì không phải dấu hiệu của bệnh lý mà chỉ liên quan đến lối sống và sinh hoạt. Bạn chỉ cần chú ý hướng dẫn con vui đùa vừa phải và đừng để cơ thể quá mệt dẫn đến thở dốc là được nhé.

Đối với các trường hợp thở mạnh thường xuyên, khó thở khi ngủ, thở dốc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn không nên chủ quan. Lúc này, thở mạnh là bệnh gì? Có thể đây là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm dưới đây đó bạn à!

  • Nghẹt thở do hóc dị vật.
  • Hẹp đường khí quản, thanh quản.
  • Lên cơn suyễn cấp tính.
  • Các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tế bào phổi, ung thư phổi, lao phổi.
  • Các bệnh về tim mạch: Suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim,
  • Thiếu máu.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi bé thở mạnh và có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đưa con đi khám ngay nhé!

♦ Tình trạng thở dốc, khó thở khi ngủ kéo dài trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân.

♦ Hoa mắt, chóng mặt.

♦ Sốt cao, đi kèm ho và cảm giác ớn lạnh.

♦ Đau, tức ngực không rõ nguyên nhân.

♦ Nôn hoặc buồn nôn.

♦ Khó thở hoặc cảm giác không thở được khi nằm.

♦ Khu vực bàn chân và mắt cá chân bị sưng.

Cách phòng tránh tình trạng thở dốc, khó thở khi ngủ

Thở mạnh là bệnh gì hình ảnh

Để con trẻ tránh xa tình trạng này, bạn cần đảm bảo cho con:

Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại: Ô nhiễm không khí hay hít phải các chất độc hại sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh về hô hấp và gây ra tình trạng thở mạnh, thở dốc. Bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đồng thời hướng dẫn các bạn nhỏ thực hành theo.

Kiểm soát cân nặng: Béo phì, thừa cân là tình trạng rất hay gặp ở các bé từ 6 đến 12 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì. Duy trì cân nặng hợp lý không những giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động mà còn có thể phòng tránh được nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

♦ Tránh vận động quá sức: Trẻ nhỏ thường tiêu hao nhiều năng lượng vào hoạt động chạy nhảy, các trò chơi vận động. Mẹ nên nhắc nhở bé chơi các trò chơi vừa sức, không nên để cơ thể quá mệt mỏi, thở dốc hoặc thở không ra hơi sau mỗi lần nô đùa.

Các triệu chứng khác về hơi thở mà bạn cần lưu ý

Bạn cần quan tâm trẻ sát sao để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây:

Thở khò khè: Khi hơi thở phát ra kèm với tiếng rít trong lồng ngực, rất có thể con đã bị các bệnh về đường hô hấp, hóc dị vật hoặc hen suyễn.

Thở nhanh và nông: Trẻ thường xuyên căng thẳng sẽ có triệu chứng thở mạnh, nhanh và hơi thở nông. Nếu tình trạng này kéo dài có khả năng dẫn đến những cơn đau, tức ngực, đồng thời tinh thần luôn trong trạng thái lo lắng, dễ kích động.

Hơi thở nặng nề: Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Khi cơ thể không đủ chất sắt, con sẽ nhanh mệt mỏi, kiệt sức, thở nặng nhọc và tai hay nghe những tiếng ù ù.

Hụt hơi: Thông thường sau khi hoạt động quá sức, con cảm thấy hụt hơi, không khí xung quanh không đủ cho việc hít thở. Đây là dấu hiệu báo động cơ thể cần được dừng lại và nghỉ ngơi.

Thở mạnh là bệnh gì? Tùy vào mức độ của triệu chứng thở mạnh và các dấu hiệu kèm theo, thở mạnh có thể chỉ là phản xạ tạm thời của cơ thể hoặc là dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên dù là tình trạng nào đi nữa thì bạn cũng nên lưu ý nếu phát hiện con thường xuyên có triệu chứng này nhé. Đây cũng là cách cơ thể phát tín hiệu rằng bạn nhỏ nên được nghỉ ngơi, được chú ý hơn đến chế độ ăn uống và vận động, tăng sức để kháng cho trẻ. Nếu thở mạnh đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Thu Sương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x