Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/11/2020

Mắt lé: Cách chữa trị và những quan niệm sai lầm

Mắt lé: Cách chữa trị và những quan niệm sai lầm
Lé mắt hay còn được gọi là lác cũng như nhiều tật khúc xạ về mắt khác đều gây ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.

Mắt lé ở trẻ là hiện tượng hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn bề một hướng. Trong y học, lác mắt là sự thiếu hợp thị giữa hai mắt.

Nguyên nhân và các dạng lé

Đôi mắt tự nhiên vốn được cấu tạo cân đối giữa hai mắt nhờ sự chi phối của các dây thần kinh và sự vận động phối hợp, điều hòa của 4 cơ trực và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, đôi mắt lé của trẻ cũng có nguyên nhân tác động khác:

  • Do tật khúc xạ mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị)
  • Do sự co quắp điều tiết
  • Do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ)
  • Do tổn thương thần kinh
  • Sau khi bị bệnh nhiễm khuẩn hay vi khuẩn
  • mat le
    Đôi mắt lé không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà cả thị lực củ trẻ

    Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố khác, lé được chia thành ba dạng cụ thể:

    • Lé bẩm sinh, xuất hiện dưới 1 tuổi
    • Lé hậu đắc xuất hiện từ 1-2 tuổi
    • Lé muộn xuất hiện từ hai tuổi trở lên.

    Triệu chứng thường gặp: Thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.

    Cách chữa mắt lé

    Từ lứa tuổi mẫu giáo cho tới hết tuổi tiền dậy thì, những trẻ bị mắt lé cần được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp vì kết quả phục hồi chức năng thị giác tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    • Ở độ tuổi càng nhỏ, khả năng lành bệnh của trẻ càng dễ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trước 3-4 tuổi, kết quả tốt được 92%, 6-8 tuổi được 62%, và trên 10 tuổi chỉ còn 18%.
    • Thời gian mắc bệnh của trẻ sớm hay muộn, càng để lâu, càng có nhiều tật và khó phục hồi.
    • Phụ thuộc vào tính chất phức tạp riêng của bệnh.

    Về phương pháp điều trị cũng có nhiều cách chữa mắt lé khác nhau. Phác đồ chung là điều trị nhược thị, phải phục hồi thị lực cho mắt lé. Sau đó luyện tập trên máy chỉnh quang (synophtophore) để phục hồi hợp thị cả 2 mắt. Đây là những dụng cụ chuyên dùng cho trẻ con nên được xây dựng trên nguyên tắc khoa học chính xác, nhưng thể hiện bằng các hình vẽ (như trò chơi) dễ hiểu, hấp dẫn.

    Nếu độ lác nhẹ có thể điều trị bằng cách luyện tập mắt cho trẻ, còn khi đã phải phẫu thuật là để điều chỉnh cho những trường hợp lệch trục nhãn cầu.

    Trường hợp đặc biệt, nếu trẻ bị lé mắt do bệnh lý liên quan như đục thủy tinh thể, sụp mí… phải điều trị bệnh trước sau đó mới điều chỉnh hợp thị. Lác mắt cũng phục hồi sau khi được điều trị đúng nguyên nhân.

    Những quan niệm sai lầm trong cách chữa mắt lé

    Khi thấy trẻ có dấu hiệu không bình thường về mắt như nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng… bạn bên đưa trẻ đến các phòng chuyên khoa mắt của bệnh viện uy tín để được khám và điều trị đúng phương pháp.

    Hiện nay, khi các phương tiện truyền thông phát triển, hiện tượng lác mắt đã được hiểu đúng nhưng vẫn còn tồn tại không ít quan điểm sai lầm. Ví như cha mẹ cho rằng lé là tật trời sinh nên cứ để tự nhiên, có chữa cũng không khỏi. Cũng lại có người cho lé là hiện tượng bên ngoài, nhất là ở trẻ em, thì đó lại là “lé duyên” không cần phải chữa.

    mat le 1
    Điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, không nê áp dụng biện pháp dân gian tại nhà

    Việc điều trị lé bằng cách bịt kín mắt lành trong một thời gian cũng có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không phải trong những trường hợp nào cũng áp dụng. Bịt trực tiếp hay gián tiếp (bằng thuốc, bằng kính), bịt từng lúc hay thường xuyên… đều đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý của những người có chuyên môn sâu, chứ không nên tự chữa ở nhà.

    Thẩm mỹ là một phần khi trẻ bị lé, quan trọng hơn hết chính là sự thương tổn về chức năng thị lực và nếu không chữa trị thì mắt lé trở thành mắt mù lòa.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x