Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/05/2018

Trẻ bị viêm amidan nguy hiểm thế nào, phòng trị ra sao?

Trẻ bị viêm amidan nguy hiểm thế nào, phòng trị ra sao?
Viêm amidan là bệnh lý thường hay gặp ở bé từ 6 tháng tới 6 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị viêm amidan có thể chịu biến chứng lên các cơ quan khác. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất về sau.

Bệnh viêm amidan phổ biến nhất ở trẻ em vì lứa tuổi này hệ miễn dịch còn yếu và chưa hoàn thiện. Các bé lại đang ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, lớp học đông nên rất dễ lây cho nhau. Phụ huynh cần biết sớm tình trạng bệnh để chữa trị kịp thời tránh tạo thành dịch khó kiểm soát.

Viêm amidan là gì?

Theo cấu tạo của cơ thể, amidan nằm ở phía sau của cổ họng, nơi được cho là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể.

Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do lý do nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rus. Nó làm cho amidan bị sưng lên. Đó chính là thời điểm bệnh viêm amidan xuất hiện.

trẻ bị viêm amidan 1
Viêm amidan là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan

Khi trẻ gặp một số tình trạng sau, bệnh viêm amidan sẽ có thể xuất hiện:

  • Viêm nhiễm: Các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.
  • Vị trí và cấu trúc của amidan: Mọi người đều biết rằng amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn. Vì vậy nó rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Đồng thời với cấu trúc khe hốc nên amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
  • Tạng bạch huyết: Ở một số đối tượng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạch ở vùng cổ hoặc ở họng. Nó cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ….là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có viêm amidan
  • Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất….cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.

Các biểu hiện viêm amidan ở trẻ em

Căn bệnh trẻ em này có nhiều biểu hiện rõ nét nhưng lại dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp, sốt, viêm họng… khác. Bố mẹ cần xem xét kỹ để biết tình trạng sức khỏe của bé.

  • Sốt toàn thân: Một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em đầu tiên là tình trạng sốt cao toàn thân có thể lên tới 39 đến 40 độ, cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu.
  • Amidan sưng tấy: Ngoài sốt, triệu chứng viêm amidan ở trẻ sơ sinh còn thể hiện ở amidan trong vòm họng sưng tấy, phì đại kích cỡ gây đau đớn. Cơn đau có thể tăng dần theo thời gian, thậm chí có thể lan lên tai, hoặc đầu.
  • Bé khó thở: Do amidan phì đại bất thường, cản trở đường hô hấp. Nó làm con khó thở, hơi thở gấp, không sâu hoặc thở cả bằng miệng. Giọng thở khò khè, ngáy to vào ban đêm. Đây cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan trẻ em.
  • Họng nóng rát, nuốt đau: Khi bị viêm maidan, vòm họng nóng rát khiến bé nuốt đau, vướng họng và luôn cảm thấy như có một vật gì đó mắc trong cổ họng.
  • Hiện tượng xuất tiết chất dịch ở mũi, họng: Ngoài những triệu chứng trẻ bị viêm amidan trên, ở mũi và họng của bé có thể sảy ra tình trạng xuất tiết chất dịch. Chất dịch này có thể loãng hay đặc, màu trắng hoặc vàng tuỳ theo từng mức độ mắc bệnh. Nó làm con luôn ở trong tình trạng sụt sùi.
  • Xuất hiện bệnh như viêm VA, viêm mũi, viêm xoang: Đây cũng là một dấu hiệu nhân biết triệu chứng viêm amidan ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ tai mũi họng là ba bộ phận có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau. Thậm chí là thông nhau làm vi khuẩn và virut trong vòm họng dễ lan sang các bộ phận khác gây viêm.
  • Xuất hiện những cơn ho: Cơn ho của bé đứt quãng hoặc liên tục, có thể là ho khan hoặc kèm theo đờm. Ho nhiều khiến con bị khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.
  • Biểu hiện toàn thân: Những triệu chứng viêm amidan ở trẻ em khiến bé luôn ở trong tình trạng quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục khiến con mất cân nhanh chóng, người yếu ớt, xanh xao…

Ngoài ra, hiện tượng hơi thở hôi, miệng khô, hay góc hàm bị nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

trẻ bị viêm amidan 2
Khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh bố mẹ cần đưa đi khám ngay để điều trị kịp thời

Cách xử lý khi trẻ có biểu hiện viêm amidan

  • Nếu trẻ sốt: hạ sốt cho bé bằng cách mặc những bộ quần áo thông thoáng, chườm mát cơ thể cho con đặc biệt là vùng: trán, nách, bẹn.
  • Có thể sử dụng thêm thuốc paracetamol đúng liều lượng và quy cách để nhanh chóng giúp con hạ thân nhiệt.
  • Trẻ bị viêm amidan sẽ đau đớn trong vòm họng vì thế bố mẹ nên cho uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp.
  • Bổ sung trong thực đơn của con hằng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé

    chống lại những triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ.

  • Giúp bé súc miệng bằng nước muối ấm, giúp sát khuẩn, kháng viêm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh một cách đơn giản và hiệu quả.
  • Khi những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em mới xuất hiện, bố mẹ hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng chữa viêm amidan an toàn và không kém phần hiệu quả. Trà gừng mật ong, nước mật ong chanh rau bạc hà hay bột đường phèn… là những lựa chọn hữu hiệu.

trẻ bị viêm amidan 3
Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan ở trẻ

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ và vệ sinh đường hô hấp trên: cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.
  • Khi bé bị sổ mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ.
  • Giữ ấm cổ và lòng bàn tay chân, ngực cho trẻ vào mùa đông
  • Mùa hè vệ sinh điều hòa sạch sẽ( nếu dùng điều hòa nhiệt độ). nhiệt độ phòng phù hợp đối với trẻ là 25oC – 28oC
  • Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.
  • Để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn. Nếu đi đường nhớ đeo khẩu trang vệ sinh.
  • Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.

Có nên cho trẻ cắt amidan hay không?

Amidan chính là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế, nếu trẻ lên cân đều đặn, phát triển bình thường, amidan trắng hồng, trơn láng và không bị viêm mãn tính thì không nên cắt amidan cho trẻ.

Rất nhiều người có quan niệm “cắt amidan trẻ sẽ lớn nhanh hơn”. Đây là một quan niệm sai lầm. Chỉ nên cắt amidan khi hơn một lần trẻ bị viêm amidan cấp nhiễm trùng và có mủ.

Chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng. Bé cũng cần phải được khám lâm sàng thật kỹ trước khi quyết định tiểu phẫu này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x