Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/04/2022

Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Đây là những vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các bậc phụ huynh đang có có con nhỏ.

Vậy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa từ các chuyên gia. Từ đó, các bậc làm cha làm mẹ sẽ biết mình phải làm gì để tốt nhất cho sức khỏe của con, ngăn ngừa biến chứng xấu.

Nếu giun đũa đẻ trứng rồi rơi vào trong đất thì khoảng 2 tuần thì trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Với nhiệt độ môi trường bình thường là điều kiện vô cùng thuận lợi để ấu trùng phát triển và tiếp tục vòng tuần hoàn. Khi ở nhiệt độ trên 60 độ C thì trứng giun đũa mới bị tiêu diệt.

Sống kí sinh trên đoạn trên của ruột, sau khi thụ tinh thì gian cái đẻ ra trứng và theo phân ra ngoài. Bệnh không lây từ người sang người vì trứng phải lưu lại ở đất từ 2-3 tuần mới có thể gây bệnh. Trong đó, trứng giun đũa có khả năng tồn tại nhiều năm và khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn hay nước uống mới bị nhiễm bệnh.

Vậy là trứng sẽ được nở ra ấu trùng ngay tại ruột non rồi di chuyển tới tim phải theo các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết mạc treo. Tiếp tục, từ tim, các ấu trùng sẽ đi vào phổi, chui qua thành phế nang rồi theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non.

Giun trưởng thành sống được trên 1 năm. Còn trứng giun đũa bắt đầu được sản sinh sau 60 – 75 ngày kể từ khi ăn phải trứng gây bệnh.

Triệu chứng khi trẻ nhiễm giun đũa bố mẹ càng biết sớm càng tốt

Bên cạnh nguyên nhân tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa thì triệu chứng căn bệnh này rất quan trọng. Theo các nghiên cứu, phần lớn trẻ nhiễm giun đũa thường không có bất cứ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể được biểu hiện nhẹ hay nặng tùy thuộc vào số lượng giun kí sinh trong ruột.

  • Ngứa ở hậu môn
  • Ho ra giun
  • Trẻ thở khò khè hay khó thở
  • Phát hiện giun trong phân
  • Kém ăn, sút cân
  • Sốt nhẹ
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng hoặc đầy hơi
 tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa
Trẻ kén ăn, sụt cân cũng là một trong những triệu chứng bị nhiễm giun đũa

Theo các bác sĩ, ấu trùng giun đũa có thể gây kích thích dị ứng trong phổi làm tổn thương mao mạch và phế nang. Lúc này, bệnh nhân sẽ có một vài biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức.

Cách điều trị giun đũa hiệu quả nhất hiện nay mà bố mẹ cần biết

Một số thuốc điều trị giun đũa mà các bậc làm cha làm mẹ có thể tham khảo như albendazol, levamisol, pyrantel pamoat, mebendazol, piperazin. Thông thường, trẻ nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc đi kèm với nhau nên áp dụng điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat.

Nếu con bị nhiễm giun mà cần phẫu thuật thì nên chú ý các thuốc gây mê vì có thể khiến có thể giun tăng vận động. Do đó, bệnh nhân nhiễm giun cần được tẩy giun trước khi phẫu thuật.

Nếu trẻ bị tắc ruột do giun chui ống mật thì có thể tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi. Sau đó, tiến hành bơm liều thuốc tẩy giun vào ống mật.

 tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa
Cách điều trị giun đũa không quá phức tạp

Nguyên nhân tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa đã có lời giải rồi đúng không các bậc phụ huynh. Vậy nên hãy phòng tránh nhiễm giun đũa là cách bảo vệ con tốt nhất khỏi những biến chứng nguy hiểm. Còn nếu khi trẻ đã nhiễm giun thì cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Roundworm Infection in Children

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=roundworm-infections-in-children–160-54

Ngày truy cập: 02/03/2022

Roundworms

https://www.mountsinai.org/health-library/condition/roundworms

Ngày truy cập: 02/03/2022

Roundworms

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15240-roundworms

Ngày truy cập: 02/03/2022

What Every Pet Owner Should Know About Roundworms & Hookworms

https://www.cdc.gov/parasites/resources/web/roundworms_hookworms.html

Ngày truy cập: 02/03/2022

Roundworms

https://www.mountsinai.org/health-library/condition/roundworms

Ngày truy cập: 02/03/2022

 

x