Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Võ Việt Lan Phương
Cập nhật 30/06/2023

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt
Khi trẻ bị sốt, bên cạnh việc uống thuốc, một cách khác để hạ sốt mà nhiều cha mẹ áp dụng chính là dùng đến miếng dán hạ sốt. Sau khi dán miếng dán hạ sốt, cha mẹ có thể thấy nhiệt độ của trẻ giảm đi đáng kể.

Thế nhưng liệu miếng dán “thần thánh” này có chữa hết bệnh. Có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không? Liệu có tác dụng phụ gì không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.

1. Miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt là gì
Miếng dán hạ sốt là gì? Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Trước khi tìm hiểu có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không; hãy cùng xem thử miếng dán hạ sốt là gì nhé.

Miếng dán hạ sốt (cooling pads) là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi; không tan trong nước; có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, khi mới dán lên trẻ sẽ có cảm giác mát lạnh; nhiệt độ cơ thể đỡ nóng hẳn; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên miếng dán hạ sốt không có tác dụng giải quyết sốt triệt để. Sau khi dán được một thời gian, nhiệt độ của trẻ bị sốt sẽ lại dần trở nên cao như lúc đầu. Vậy có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không? Câu trả lời ở phần tiếp theo.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

2. Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?
Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt

Trẻ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt. Nhưng thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt hoàn toàn. Các tinh dầu, chất làm mát trong miếng dán có thể làm mát cơ thể bé trong thời gian nhất định; chứ không chữa dứt điểm sốt cho bé.

Ngoài ra cha mẹ cũng nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không dựa trên một số tác dụng phụ sau:

  • Không thật sự hạ sốt triệt để cho trẻ: Sử dụng phương pháp chườm lạnh không hề đem lại hiệu quả giảm sốt ở trẻ. Mà miếng dán hạ sốt lại là miếng dán lạnh; nên chúng cũng không đem lại hiệu quả giảm sốt.
  • Gây biến chứng nặng nề: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sau khi dán hạ sốt; trẻ đã hết sốt nên là không cần cho bé uống thuốc hoặc đưa đi khám. Điều này càng làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra trẻ có thể mắc các biến chứng như sốt co giật, các biến chứng về não, hô hấp,…
  • Có thể gây phỏng lạnh, kích ứng: Làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Cha mẹ nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không; vì nhiệt độ thấp của miếng dán có thể làm trẻ bỏng hoặc dị ứng.
  • Ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp: Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Một số loại miếng dán hạ sốt có thành phần menthol gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Một số trẻ bị sốt do viêm phổi; miếng dán hạ sốt càng khiến hệ hô hấp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn; dễ gây tổn thương và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.

3. Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Dù có nhiều nguyên nhân không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ nhưng trong thời gian chờ đợi thuốc phát huy tác dụng, cha mẹ có thể dán cho bé. Khi dán, cha mẹ nên lưu ý:

  • Mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu bé dị ứng hay có vấn đề về hô hấp thì không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ.
  • Không dán miếng dán vào vùng da mới được tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để biết miếng dán hạ sốt dán bao lâu.
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.
Cha mẹ cũng quan tâm đên miếng dán hạ sốt dùng cho trẻ mấy tháng? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38°C trở lên và trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt.

4. Cách chăm sóc giúp bé hạ sốt

Cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ không phải là sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, mà là mặc đồ thoáng mát, lau mình bằng nước âm; bú sữa mẹ nhiều (với trẻ dưới 6 tháng tuổi); uống đủ nước (với trẻ lớn) và cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/kg/lần; mỗi lần 4-6 giờ khi trẻ sốt trên 38 độ Choặc ibuprofen để bé bớt khó chịu.

Thông thường, khi bé mới sốt, cha mẹ nên cho bé ở nhà theo dõi trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá 3 ngày không khỏi hẳn đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi chăm sóc trẻ sốt, cha mẹ cần lưu ý:

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần cho bé bú đủ. Nếu bé mệt, bú ít, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé không thể bú hoặc bỏ bú; mẹ nên vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn: Mẹ nên cho bé uống thêm nước, oresol; chia nhỏ bữa ăn ra cho bé dễ ăn. Cho bé uống thuốc hạ sốt, lau mình bằng nước ấm; ăn uống thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? 4 công thức nấu cháo đơn giản và hiệu quả

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không. Câu trả lời là có thể, nhưng không nên quá lạm dụng. Cha mẹ chỉ nên sử dụng miếng dán hạ sốt trong lúc quá cấp bách, lúc chưa có biện pháp hạ sốt nào thay thế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. High temperature (fever) in children
https://www.nhs.uk/conditions/fever-in-children/
Ngày truy cập: 14/10/2022

2. Fever in children: How can you reduce a fever?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0072637/
Ngày truy cập: 14/10/2022

3. 5 ways to reduce fever in your baby or toddler.
https://www.yourmodernfamily.com/5-ways-to-reduce-fever-in-your-baby-or-toddler/
Ngày truy cập: 14/10/2022

4. Fever in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fever-in-children-90-P02512
Ngày truy cập: 14/10/2022

5. Fever treatment: Quick guide to treating a fever
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997
Ngày truy cập: 14/10/2022

x