Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

Chớ coi thường chứng viêm họng của trẻ trong mùa lạnh

Chớ coi thường chứng viêm họng của trẻ trong mùa lạnh
Khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết trở lạnh thì số lượng trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là viêm họng ngày càng tăng.

Tại sao trẻ thường bị viêm họng khi trời lạnh?

Nguyên nhân là khi thời thiết trở lạnh sẽ môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus gây bệnh hoạt động mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ lại yếu. Trẻ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Một trong các bệnh thường gặp nhất là bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm họng nói riêng do họng là điểm giao nhau giữa đường ăn, đường thở nên rất thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào.

1. Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm họng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng trong đó phần lớn là do các loại virus (chiếm 80%) thường gặp như rhiro, adeno, virus hợp bào… do vi khuẩn như vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn Streptococcus (gây hậu quả rất nghiêm trọng vì có thể gây tử vong, để lại di chứng ở van tim, thấp tim)… và các yếu tố nguy cơ khói bụi, hoá chất.

2. Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng thông thường. Khi trẻ có những trường hợp dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.

  • Sốt cao từ 39ºC trở lên
  • Trẻ biếng bú, bỏ ăn, đau họng, quấy khóc suốt ngày.
  • Nổi hạch hai bên hàm, nuốt nước bọt thấy đau.
  • Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.
  • Cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng và thở khó.

Nếu trẻ bị viêm họng do virus: bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng…

Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị (lưu ý bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự mua thuốc hay sử dụng thuốc theo lời khuyên của những người không có chuyên môn).

Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc súc họng, thuốc xịt họng, súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, uống nước ấm để giảm bớt các triệu chứng viêm sưng…

♦ Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà

Trẻ hay bị viêm họng phải làm sao? luôn là vấn đề nan giải đối với không ít bậc phụ huynh. Khi trẻ bị viêm họng, sốt cao liên tục bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh từ đó tìm cách xử lý phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

  • Dùng khăn nhúng vào nước ấm để lau người cho trẻ liên tục đặc biệt chú ý vùng cổ, nách và bẹn.
  • Trẻ bị sốt cao rất dễ bị mất nước vì thế bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước đặc biệt muối loãng, nước hoa quả để bù nước.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, acetaminophen và ibupronfen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ.
  • Giữ ấm cổ họng cho trẻ và không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang bị sốt
  • Khi trẻ ốm sốt thường rất chán ăn vì thế bố mẹ nên nấu cho bé những món bổ dưỡng, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, súp…và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Nếu bé còn bú thì mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
trẻ bị viêm họng 3
Bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ lạnh, giữ ấm tốt để tránh viêm họng

2. Lê

Lê chứa nhiều protein, chất béo, đường và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Lê có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm huyết áp, trị sổ mũi… Ăn lê thường xuyên có thể ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau họng. Lê được xem như một loại nước khoáng thiên nhiên giàu dinh dưỡng. Nếu bị sốt, ăn lê có thể giúp bổ sung năng lượng bị thiếu hụt.

3. Mật ong

Từ xưa, mật ong là một phương thuốc kì diệu được nhiều người biết đến. Mật ong có tác dụng nuôi dưỡng, giải độc, chống viêm và rất nhiều tác dụng khác cho cơ thể. Đặc biệt, nếu bị viêm họng, một tách trà mật ong sẽ là phương thuốc tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong đâu đấy nhé!

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong và tỏi là một cách để tăng gấp đôi dung dịch kháng khuẩn cho cơ thể trẻ giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài.

Bạn giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy, nếm thử thấy vị hắc của mùi tỏi là được. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 và 1-2 thìa cà phê. Trước khi uống, nên cho trẻ uống nước lọc.

Gừng có công dụng rất tốt trong việc sát trùng vòm họng cũng như chữa ho. Bạn hãy kết hợp gừng và mật ong để chữa cho trẻ bị viêm họng. Cách sử dụng: Sử dụng một củ gừng già nhỏ, cắt lát mỏng khoảng hai miếng sau đó cho 1 thìa cà phê mật ong vào, trộn đều, để khoảng 20 phút cho thấm. Cho trẻ ngậm miếng gừng thấm mật ong. Gừng có đặc tính kháng viêm sẽ làm dịu cổ họng và chống viêm. Mật ong cũng có tác dụng giảm bớt cơn viêm họng.

Ngoài ra, vào mùa lạnh, bạn cũng có thể tập cho trẻ uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể. Ngoài ra cũng nên thường xuyên cho trẻ uống mật ong ấm vào buổi sáng cũng rất hiệu quả.

trà tranh mật ong
Một tách trà chanh mật ong có thể giúp giảm bớt khó chịu cho bé

4. Cà chua

Lycopene trong cà chua có thể ức chế vi khuẩn, có tác dụng giảm viêm và giảm đau họng. Ngày xưa, người ta xem cà chua như một vị thuốc, giúp giải độc, giải nhiệt, ngăn chặn cơn khát và lợi tiểu. Ngoài ra, axit malic và axit nitric trong cà chua cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn ngon miệng hơn nhiều.

5. Cà rốt

Cà rốt được gọi vui là “tiểu nhân sâm” vì những dưỡng chất dinh dưỡng có trong chúng. Mọi người thường nhớ tới cà rốt như một thực phẩm tốt cho mắt vì chứa nhiều vitamin A. Thật ra, cà rốt cũng có tác dụng điều trị và ngăn ngừa đau họng. Tuy nhiên, để phát huy khả năng trị bệnh của cà rốt, bạn nên luộc hoặc hấp trước khi ăn. Cà rốt sống có thể làm bệnh viêm họng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

6. Táo

Táo có thể giảm bớt cơn khát, nâng cao khả năng hoặt động của phổi, điều trị tieeu chảy và say nắng… Đặc biệt, táo có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng và viêm ở cổ họng.

7. Cam

Trong vỏ cam có một lượng lớn vitamin C và tinh dầu thơm. Vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng nghẹt mũi, cải thiện tình trạng viêm, giảm huyết áp…, là một bài thuốc tốt trong Đông y. Trà từ vỏ cam có tác dụng tăng cuờng sức đề kháng và ngăn ngừa triệu chứng khó chịu khi bị cảm. Thêm vài lát trà vào trà sẽ có hiệu quả hơn hẳn nhé! Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng vỏ cam để xông hơi cho bé.

8. Lá húng chanh

Đây cũng là loại gia vị dùng để trị ho rất tốt. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng.

Cách sử dụng: 20g lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ, 20g đường phèn. Cho vào chén nhỏ, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống lần, liên tục trong 3 – 5 ngày.

9. Lá xương sông

Đây là loại lá có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc này với các bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…

Cách sử dụng: 10 lá xương sông bánh tẻ, 30ml giấm nuôi. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ sau đó nhúng giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic. Sử dụng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Bệnh thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi, học sinh cấp 1, cấp 2 đều có thể tạo thành dịch. Dấu hiệu nhận biết phổ biến:

  • Trẻ có sốt (thường ít sốt cao)
  • Trẻ kêu đau họng (nếu đủ lớn) trẻ nhỏ thường quấy, ăn kém, chảy nước dãi …
  • Trẻ có thể bị đau bụng
  • Trẻ nổi ban đỏ, ngứa trên da khắp nơi. Ban nổi giống rôm sảy, li ti đỏ và rất ngứa. Ban thường xuất hiện sau sốt 1-2 ngày và tự hết trong vòng 2-5 ngày. Ban là triệu chứng khá đặc hiệu của bệnh.
  • Trẻ nổi hạch cổ (dưới hàm) và đau
  • Trẻ bị sưng họng: Amidan sưng đỏ, có thể có mủ, lưỡi gà đỏ rực, xuất hiện những chấm đỏ li ti ở vùng vòm – lưỡi gà (thường là những chấm xuất huyết hoặc nốt lần sần nhỏ)

2. Có cần thiết phải làm các xét nghiệm?

  • Nếu các triệu chứng rõ ràng, có 4-5 triệu chứng điển hình như trên thì điều trị ngay
  • Nếu triệu chứng không rõ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Chỉ có 2-3 triệu chứng thì có thể phết họng làm kiểm tra nhanh liên cầu (âm tính giả 20%). Nếu kiểm tra nhanh âm tính mà vẫn nghi ngờ, nên phết họng và gửi mẫu đi nuôi cấy. Không cần xét nghiệm máu.

3. Điều trị như thế nào?

  • Kháng sinh là bắt buộc: Amoxicillin 50mg/kg tối đa 1 gam/ngày chia 2 lần trong 10 ngày
  • Thuốc chống ngứa: Desloratadine

Mục đích của điều trị kháng sinh:

  • Ngừa chứng thấp tim, viêm cầu thận
  • Hạn chế lây lan
  • Rút ngắn thời gian của các triệu chứng

4. Phòng ngừa ra sao?

  • Chưa có vaccine
  • Rửa tay
  • Cách ly trẻ bệnh

Khi phát hiện ra trẻ có dấu hiệu sốt cao, đau họng, mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các phòng khám nhi uy tín để xác định chính xác tên bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, trong thời tiết lạnh, trẻ bị viêm họng là tình trạng rất dễ gặp. Tuy nhiên, bác sĩ Đức cho rằng bố mẹ không cần quá lo lắng. Với một số trường hợp, con chỉ bị đau họng nhẹ, sức đề kháng tốt, có thể không cần dùng thuốc, hệ miễn dịch sẽ tự chống lại virus trong vài ngày đến một tuần.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x