Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/01/2020

Cách chữa nghẹt mũi đơn giản cho bé dưới 4 tuổi tại nhà ngày Tết

Cách chữa nghẹt mũi đơn giản cho bé dưới 4 tuổi tại nhà ngày Tết
Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ vào dịp Tết Nguyên đán khi thời tiết giao mùa. Với người lớn và thiếu niên, việc làm sao để thông mũi cho dễ thở thật đơn giản, nhưng với các bé dưới 4 tuổi thì luôn cần có người lớn […]

cách chữa nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ vào dịp Tết Nguyên đán khi thời tiết giao mùa. Với người lớn và thiếu niên, việc làm sao để thông mũi cho dễ thở thật đơn giản, nhưng với các bé dưới 4 tuổi thì luôn cần có người lớn hỗ trợ.

Nghẹt mũi, sổ mũi lâu ngày làm bé bị mệt mỏi, chán ăn, dễ sụt cân, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bé.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em dưới 4 tuổi nên được cho uống thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Ngoài ra, bạn có thể thử 6 cách chữa nghẹt mũi cho bé tại nhà đơn giản dưới đây để làm giảm bớt bệnh tình cho bé nhé. Các phương pháp này sẽ thường có hiệu quả sau 10 ngày điều trị.

Bé bị nghẹt mũi

I. Cách chữa nghẹt mũi bằng việc tạo không khí ẩm

1. Dùng máy tạo độ ẩm

Bạn nên cho bé hít thở không khí ẩm để làm tan các chất nhầy bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.

Lưu ý:

+ Khi dùng máy tạo độ ẩm, bạn nên vệ sinh máy sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng để tránh bào tử nấm mốc sinh sôi và phát tán.

+ Bạn nên bật máy chạy trong phòng ngủ của bé vào ban đêm hoặc ban ngày trong khi bé đang chơi.

2. Tắm nước ấm

Bạn cũng có thể cho bé ngồi trong phòng tắm và xả chế độ nước nóng để hơi nước bốc lên hoặc tắm nước ấm cho bé để cơ thể được làm ấm và xoa dịu.

3. Dùng máy xông hơi

Máy xông hơi rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi cho bé. Bằng việc xông hơi và phát tán hơi nước vào không khí, hơi nước sẽ làm ẩm đường thở của bé, làm tan các chất nhầy để bé dễ thở hơn. Đây là cách chữa nghẹt mũi đang được nhiều mẹ áp dụng cho con nhỏ của mình.

Lưu ý:

+ Bạn nên vệ sinh máy xông hơi nước trước và sau mỗi lần sử dụng

+ Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng kết hợp với bất kỳ loại tinh dầu hoặc thảo dược nào nhé

Nhỏ nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý cho bé

II. Dụng cụ hút mũi và nước muối

Đối với trẻ mới biết đi và chưa học cách xì mũi thì việc sử dụng dụng cụ hút mũi là cần thiết để giúp bé dễ thở.

Dụng cụ hút mũi có một đầu để ngậm hút, một đầu để cắm vào mũi bé, ở giữa có một ống tròn như quả bóng bàn. Bạn sẽ bơm nước muối sinh lý vào mũi của bé rồi cắm ống hút vào để hút các dịch nhầy ra phần quả bóng.

1. Lưu ý

+ Bạn không nên hút quá lâu sẽ khiến bé bị mệt.

+ Bạn không nên hút quá mạnh sẽ làm tổn thương các mạch máu trong mũi của bé.

+ Bạn không nên cho bé hút mũi quá nhiều lần trong ngày.

+ Bạn nên vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước và sau khi hút mũi và nên làm khô dụng cụ trước khi cất.

+ Một số bé không chịu được dụng cụ hút mũi, bạn có thể dùng cách chỉ nhỏ nước muối và chườm ấm vùng mũi cho bé.

2. Cách hút mũi cho bé

+ Bạn nhẹ nhàng đặt bé nằm ngửa và dùng khăn bông kê đầu cho bé.

+ Bạn nhỏ hai đến ba giọt dung dịch nước muối vào hai lỗ mũi của bé để làm loãng chất nhầy và để trong ít giây.

+ Tiếp theo, bạn đỡ bé ngồi ở một góc khoảng 45 độ, rồi xỏ ống hút vào một bên lỗ mũi của bé, bên còn lại dùng ngón tay ấn nhẹ rồi bắt đầu hút. Khi chất nhầy đã chảy xuống hết phần quả bóng, bạn hãy mở quả bóng ra, đổ hết chất nhầy đi rồi tiếp tục lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.

Cách hút mũi cho bé
Cách hút mũi cho bé

III. Bổ sung nước cho bé

Khi bé bị mất nước cũng có thể làm tình trạng nghẹt mũi thêm nghiêm trọng. Bạn có thể bổ sung nước nhiều hơn cho bé bằng nhiều cách để tăng sức đề kháng, giúp bé đỡ mệt mỏi và giảm triệu chứng nghẹt mũi.

1. Nước trái cây

Trẻ con thường lười uống nước lọc, vì vậy bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây hoặc sinh tố để bé uống được nhiều hơn.

2. Cháo hoặc súp

Bạn cũng có thể bổ sung nước cho bé bằng các loại cháo hoặc súp, đặc biệt là súp hoặc cháo nấm gà rất bổ dưỡng, giúp tăng cường đề kháng, giải cảm, làm dịu mũi, họng cho bé.

Cháo thịt bằm
Cháo thịt bằm và cà rốt có lợi cho tiêu hoá của bé

IV. Cho bé ngủ nhiều hơn

Các bé mới biết đi, khi cảm lạnh bị sốt là bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Bạn nên cho bé ngủ nhiều hơn ở bất cứ nơi nào dễ chịu như giường, ghế sofa hoặc một góc có nhiều gối trên sàn nhà.

Bạn có thể cho bé chơi các trò chơi xếp hình, tô màu, xem một phim yêu thích hoặc kể chuyện cho bé nghe để bé dễ buồn ngủ và ngủ được nhiều hơn.

V. Ngủ ở tư thế nâng cao phần thân trên

Cơn nghẹt mũi có thể đánh thức bé bất cứ lúc nào nếu bé nằm ngủ ở các tư thế bình thường, vì thế bạn hãy cho bé ngủ ở tư thế dựng người lên giúp đường thở được lưu thông.

+ Bạn có thể đặt kê gối ở sofa rồi đặt bé nằm ngủ theo kiểu tựa ngồi để ngủ hoặc kê khăn bông trên giường sao cho khăn bông có thể nâng phần thân trên và đầu của bé cao hơn.

+ Nếu ngủ trên nôi, bạn có thể giữ nôi ở vị trí đầu cao, cuối thấp để bé dễ thở. cho trẻ khám bác sĩ

VI. Đưa bé tới bác sĩ kiểm tra

Nếu bạn đã áp dụng các cách chữa nghẹt mũi nhiều ngày mà tình trạng nghẹt mũi của bé vẫn không giảm, đặc biệt khi bé bị sốt trên 38ºC, bạn phải đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay nhé.

Trẻ con có xu hướng bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều trong thời gian Tết Nguyên đán là bình thường, bạn hãy thử các cách chữa nghẹt mũi mà Marry Baby đã chia sẻ để điều trị tại nhà cho bé nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x