Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/12/2013

Tiêm phòng vắc xin an toàn cho trẻ

Tiêm phòng vắc xin an toàn cho trẻ
Hiện nay, dư luận nói chung và đặc biệt là tâm lý của các sản phụ sắp sinh con và có con trong độ tuổi tiêm phòng đều không khỏi hoang mang với vấn đề an toàn tiêm phòng cho trẻ mới sinh

Lo lắng về tiêm chủng ngừa vacxin viêm gan B?

Trao đổi với Bác sĩ Trần Nguyên Khôi, chuyên khoa Cấp I Nhi, bệnh viện Nhi Đồng II chúng tôi được biết từ năm 2007 Bộ Y Tế đã chính thức đưa mũi tiêm chủng ngừa virut viêm gan siêu vi B vào chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR), bắt buộc và miễn phí, ngay khi trẻ sinh ra cùng với mũi tiêm BCG phòng ngừa Lao.

”Chủng ngừa viêm gan siêu vi B được đưa vào chương trình TCMR theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở các nước đang phát triển – điển hình ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây. Tại Việt Nam tỉ lệ người nhiễm virut viêm gan siêu vi B chiếm 20% dân số và tới 10 % các bà mẹ mang bầu.

Cũng theo khuyến cáo của WHO, mũi tiêm ngừa đầu tiên trong vòng 24 tiếng sẽ tạo kháng thể mạnh nhất cho trẻ, với tỉ lệ 90-95% sau khi trẻ sinh ra không bị mẹ truyền bệnh, và có thể ngăn ngừa được những biến chứng về sau như viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan.” Bác sĩ cho biết.

Việc tiêm phòng này đã góp phần giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 15-20% vào năm 1990 xuống còn 2% vào năm 2010.

Vắc xin viêm gan B, thực tế là một trong những loại an toàn nhất và ít phản ứng phụ nhất vì là vắc xin tinh chế. Tuy nhiên do thời điểm tiêm chủng ngừa trong vòng 24 tiếng sau sinh, (trong khi các vắc xin khác như uốn ván, ho gà, bại liệt được tiêm sau 2 tháng) tại thời điểm này cơ thể trẻ mới sinh còn non nớt, chưa có sức đề kháng và còn tiềm ẩn những bệnh lý khó có thể phát hiện ngay, dẫn đến nguy sốc phản vệ trước những chất lạ đưa vào cơ thể.

Vậy sốc phản vệ là gì?

Bác sĩ cũng cho biết thêm “Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ, xảy ra khi cơ thể của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ tiếp xúc hay được tiêm vào người.

Triệu chứng thường thấy của trẻ khi bị sốc phản vệ là da xanh xao tím tái, mạch nhanh, khó thở, cơ thể co gồng, môi nhợt, nổi mẩn.

Hiện tượng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn – vài phút sau khi trẻ được tiêm, khi hiện tượng này xảy ra, toàn bộ cơ thể của bé sẽ bị ảnh hưởng, sản sinh ra các hóa chất để loại trừ chất dị ứng khiến trẻ bị sốc và đe dọa đến tính mạng trẻ. “

Mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho trẻ?

“Điểm quan trọng nhất trong quy trình tiêm phòng là trẻ phải được bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám kỹ, nếu trẻ có biểu hiện sức khỏe tốt và đủ điều kiện để tiêm chủng ngừa (Trẻ có đủ cân nặng, có biểu hiện bệnh lý bất thường, trẻ ăn khỏe hay không….)” Bác sĩ cho biết.

Đặc biệt không đưa trẻ đi tiêm nếu trẻ bị ốm sốt, hay thể trạng còn ốm yếu. Mẹ cũng không nên cho bé bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm.

Trẻ sau khi được tiêm chủng ngừa phải lưu lại tại phòng tối thiểu 30 phút để theo dõi biểu hiện nhằm can thiệp kịp thời nếu xảy ra tình trạng phản ứng và sốc với thuốc.

Đối với trẻ em đã có hiện tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu thì những lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo điều này với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ em là qua thực phẩm , chẳng hạn như bé ăn đậu phộng , các loại hạt khác, sữa, cá, động vật có vỏ hoặc trứng; và qua thuốc như thuốc kháng sinh, ong bắp cày đốt, cao su… Số ít mới bị sốc phản vệ khi tiêm phòng và trường hợp của 3 bé ở Quảng Trị rơi vào thiểu số này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x