Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/11/2020

Trẻ tăng động giảm chú ý cần ăn đúng để cải thiện bệnh

Trẻ tăng động giảm chú ý cần ăn đúng để cải thiện bệnh
Chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện sức khỏe người bệnh trong rất nhiều trường hợp. Trẻ tăng động giảm chú ý cũng có những thức ăn tác động tốt đến sức khỏe con. Kết hợp với chăm sóc và điều trị hợp lý, tình trạng tăng động của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.

Trẻ tăng động giảm chú ý còn gọi là trẻ mắc chứng ADHD (Attention-Deficit Hyperactivity Disorder). Khi bị bệnh, trẻ thường có xu hướng thích hành động một mình kèm theo những hành vi hiếu động quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập cũng như quan hệ bạn bè. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống như thế nào để giúp con cải thiện bệnh, cũng như phát triển khỏe mạnh theo độ tuổi?

Bệnh tăng động giảm chú ý 2
Trẻ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và thái độ. Chúng có thể có những cơn khó chịu, giận dỗi vào những thời điểm không thích hợp

ADHD là gì?

Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này. Một số triệu chứng bắt đầu trước khi trẻ lên 7. Không phải tất cả những trẻ rối loạn tập trung chú ý đều tăng động. Một số trẻ không thể hiện những dấu hiệu quá hiếu động nhưng vẫn có vấn đề trong việc tập trung chú ý với bài vở ở trường học.

Hiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia làm 3 loại như sau:

  • Không chú ý (ADD): những trẻ bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý.
  • Hiếu động bốc đồng: những trẻ bị ADHD hiếu động−bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức.
  • Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: những trẻ thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.

Ở nhà, trẻ mắc chứng ADHD thường phá ngang, không tuân thủ và thiếu khả năng tập trung chú ý. Biện pháp thưởng và phạt thường có tác dụng với những trẻ khác thì lại mất nhiều thời gian hơn để có tác dụng tương tự trong việc điều chỉnh hành vi do rối loạn tăng động giảm chú ý gây ra.

Ở trường, các vấn đề về hành vi của trẻ tăng động thường nhiều hơn là ở nhà. Nhà trường lại có rất nhiều yêu cầu đối với chúng. Sự mong đợi của giáo viên thường mâu thuẫn với năng lượng tự nhiên ở trẻ có chứng ADHD.

Trong xã hội, rất nhiều trẻ ADHD tìm cách kết bạn với những người giống mình. Trẻ say mê với các trò chơi giống như những đứa trẻ khác. Mức năng lượng của trẻ ADHD lên rất cao, các trò chơi của trẻ ADHD này tỏ ra không mệt mỏi, sáng tạo, say mê và có phần thiếu thận trọng.

Thực phẩm tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhà khoa học đã chứng minh chế độ dinh dưỡng tốt giúp chống suy dinh dưỡng có thể mang lại tác động tích cực cho trẻ mắc chứng này

Thực phẩm cho trẻ tăng động giảm chú ý
Nghiên cứu khoa học chứng minh chế độ ăn giúp cho trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả hơn việc dùng thuốc

Thực phẩm giàu protein

Protein rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Không giống như carbohydrate, protein cung cấp nhiều năng lượng và độ ổn định cũng cao hơn. Điều này hạn chế việc sản sinh ra các hóc-môn gây stress bên trong não bộ khi tế bào thiếu năng lượng.

Đậu, phô mai, trứng, sữa (sữa không đường hoặc ít đường), thịt nạc, hải sản và các loại hạt là những thực phẩm giàu protein. Nhóm thực phẩm này nên cho trẻ ăn nhiều vào buổi sáng, cung cấp năng lượng cho ngày dài năng động. Lượng protein cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi, thông thường trẻ em cần từ 24 đến 30gr protein một ngày.

Thực phầm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chấy này đồng thời ngăn chặn quá trình tiêu hóa “ồ ạt” thức ăn, làm tăng lượng đường trong máu trong một thời điểm.

Chất xơ cũng sẽ giúp cơ thể được cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài. Các thực phẩm giàu chất xơ mà trẻ tăng động nên ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, các loại đỗ, rau chân vịt, cà rốt, quả bơ, quả lê…

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là chất béo quan trọng đối với chức năng của não bộ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ ADHD có nồng độ omega-3 trong máu thấp hơn so với những trẻ bình thường. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2009 tại Thụy Điển cho thấy: 25% trẻ được bổ sung omega-3 hằng ngày có thể giảm đáng kể các triệu chứng tăng động sau 3 tháng. Con số này là 50% sau 6 tháng.

Bạn có thể bổ sung omega-3 cho con bằng các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá hồi, bắp cải, súp lơ trắng, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt cải hoặc một số loại dầu cá.

Bổ sung thực phẩm chứa sắt, kẽm và magie

Sắt, kẽm và magie đều là những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng tăng động. Đồng thời, những nguyên tố này cũng cần thiết cho sự phát triển toàn diện thể chất và sức khỏe của trẻ.

Thiếu sắt, kẽm và magie đều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó, làm gia tăng sự xuất hiện của các hành vi hiếu động quá mức và thiếu tập trung ở trẻ ADHD. Một số thực phẩm giàu các vi chất này bao gồm: sữa, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đậu Hà Lan, rau chân vịt, chuối, quả bơ…

Thực phẩm giàu GABA

GABA (Gamma Aminobutyric Acid) là một chất dẫn truyền kinh ức chế quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương. Nó có vai trò kiểm soát sự kích thích quá mức của não bộ. Rất nhiều nhiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng hầu hết trẻ ADHD đều có sự thiếu hụt của hoạt chất này.

Các nhà khoa học đánh giá sự thiếu hụt của GABA đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tăng động. Việc bổ sung GABA là cần thiết. Các thực phẩm giàu GABA có súp lơ xanh, rau chân vịt, cam, chuối, ngũ cốc nguyên hạt… Bạn cũng có thể chọn sản phẩm hỗ trợ có bổ sung GABA trực tiếp, kết hợp với thảo dược câu đằng. Sản phẩm này nhằm làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể.

Những thức ăn nên hạn chế cho trẻ ADHD

Đường và những đồ ăn ngọt

Tuy chưa có bằng chứng cho thấy rằng đây là một nguyên nhân gây ra ADHD. Nhưng thực tế, số trẻ trở nên hiếu động sau khi ăn kẹo hoặc thức ăn có đường khác. Đối với các chất dinh dưỡng tổng thể, thức ăn có đường nên chỉ có một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ.

Tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose, nguyên liệu chính cho não hoạt động, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Những thức ăn nên hạn chế cho trẻ ADHD
Đường và đồ ngọt gây hại cho trẻ có ADHD

Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản

Các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản đều gây ảnh hưởng xấu đến trẻ ADHD. Thậm chí, Liên minh châu Âu (EU) còn yêu cầu các nhà sản xuất phải có nhãn cảnh báo trên bao bì của các sản phẩm này. Nội dung là “Thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và khả năng tập trung của trẻ”.

Thực phẩm được đóng gói sẵn, bánh kẹo ngọt có nhiều màu sắc, các gia vị tạo ngọt như mì chính, bột nêm… là các thực phẩm điển hình mà trẻ ADHD cần hạn chế.

Chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện sức khỏe trong rất nhiều trường hợp. Trẻ tăng động giảm chú ý cũng tương tự. Kết hợp với chăm sóc và điều trị hợp lý, tình trạng tăng động của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x